- Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)
- Phương pháp trực tiếp cho phân tích trạng thái giới hạn của kết cấu và vật liệu chịu tải cơ - nhiệt thay đổi
- Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương một số ngành kinh tế phục vụ phát triển bền vững một số khu kinh tế trọng điểm do tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán một số vi nấm gây bệnh nội tạng ở người
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để sửa chữa và gia cường bằng lưới sợi basalt (BRFP) và các-bon (CFRP) nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng và tuổi thọ cho các công trình cầu ở ĐBSCL
- Nghiên cứu dấu chuẩn methyl hóa DNA các gen mã hóa miRNA34 và protein SHOX2 ở bệnh nhân Việt Nam bị ung thư vú và ung thư phổi
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo mực in nhũ tương nước trong dầu dùng cho các loại máy in kỹ thuật số
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần hạn chế thiệt hại do gãy đổ và nâng cao giá trị rừng trồng keo ở vùng Trung tâm Bắc Bộ
- Truyền thống cách mạng thị trấn Trảng Bàng
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu trên máy tính phục vụ công tác nghiệp vụ của Công an Thành phố Hà Nội
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
03.7/DA2-2018
2021-99-651/KQNC
Nhân rộng mô hình áp dụng tích hợp hệ thống quản lý kết hợp với công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực phía Bắc
Công ty TNHH Tư vấn quản lý & phát triển doanh nghiệp Á Châu
Bộ Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
KS. Nguyễn Anh Tuấn
ThS. Vũ Thắng Văn; Nguyễn Hồng Việt; ThS. Đàm Văn Chiều; PGS. TS. Phan Thị Sửu; ThS. Quách Thạch Thi; Dương Đình Tuấn; Nguyễn Thị Hải Trường; Phạm Ngọc Bắc; Vũ Huyền Trang
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
01/01/2018
01/06/2020
25/10/2020
2021-99-651/KQNC
07/04/2021
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Trong quá trình triển khai 40 doanh nghiệp với các loại hình, lĩnh vực hoạt động, quy mô và điều kiện nguồn lực khác nhau, nhóm tư vấn của tổ chức chủ trì nhiệm vụ đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tế để xây dựng và phát triển tài liệu đào tạo, chương trình hướng dẫn triển khai cho các doanh nghiệp khác. Nhóm tư vấn có nhiều cơ hội cùng làm việc thực tế, trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp, qua đó, hoàn thiện kỹ năng, phương pháp đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Tất cả những kinh nghiệm này là cơ sở để hoạt động nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp khác trong tương lai hiệu quả cao hơn.
- Về hiệu quả kinh tế:
- Tăng sự ổn định, chuyên nghiệp trong quá trình kiểm soát chất lượng, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ;
- Việc phân tích bối cảnh tổ chức để chỉ ra khó khăn và cơ hội, phân tích rủi ro nhằm kiểm soát giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro là những điểm mới của các tiêu chuẩn phiên bản mới (ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 22000:2018) giúp doanh nghiệp có phương án quản lý lên kế hoạch kiểm soát toàn diện;
- Với sự đánh giá, phát hiện sự không phù hợp và giải quyết triển để bằng hành động khắc phục đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu những sản phẩm, dịch vụ không phù hợp góp phần vào việc giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo lập niềm tin nơi khách hàng;
- Tăng sự nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thông qua việc: quản lý chất thải, quản lý hóa chất, bảo vệ tài nguyên, ứng phó thiên tai, tình huống khẩn cấp… khi áp dụng HTQL môi trường theo ISO 14001:2015. Kết quả, các doanh nghiệp đã cắt giảm được chi phí năng lượng để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cũng như tiết kiệm năng lượng cho quốc gia; giảm việc xả thải, hóa chất... ra môi trường, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, giảm gánh nặng cho đất nước; tránh được các nguy cơ liên quan đến vi phạm pháp luật về môi trường. Đây cũng là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội;
- Nâng cao ý thức chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức thực hiện tại doanh nghiệp. Thông qua việc áp dụng thành công HTQL an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005/ISO 22000:2018, doanh nghiệp tạo dựng được uy tín và cơ hội hợp tác phát triển tại nhiều thị trường trong và ngoài nước. Cũng qua đó, giúp xã hội kiểm soát, khống chế được các vấn nạn liên quan đến an toàn thực phẩm- một trong những vấn nạn đang ở mức báo động và được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng;
- Áp dụng các công cụ năng suất chất lượng giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá được các vấn đề quan trọng liên quan đến sản xuất, chiến lược kinh doanh của công ty, qua đó đưa ra các giải pháp cải tiến loại bỏ/giảm thiểu lỗi, lãng phí, giảm các chi phí hoạt động, khích lệ nhân viên làm việc hiệu quả và đem lại kết quả tích cực: quá trình sản xuất trơn tru hơn do không gặp phải các lỗi thiết bị, lỗi nguyên liệu... phát sinh, giảm tỉ lệ lỗi, khuyết tật, đạt đúng tiến độ công việc, tăng hiệu suất làm việc của nhân viên...;
- 100% các doanh nghiệp này đều đã nhận được chứng chỉ cho 2 HTQL tích hợp mà doanh nghiệp tham gia, tạo cơ hội, điều kiện tốt cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
- Về hiệu quả xã hội:
Các doanh nghiệp được phổ biến và cung cấp thông tin, kiến thức về năng suất chất lượng đã thể hiện sự quan tâm thông qua việc tham gia các dự án hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất chất lượng, từ đó nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phục vụ mục tiêu chung của Chương trình 712.
Hệ thống quản lý; Công cụ cải tiến; Năng suất; Chất lượng; Sản xuất kinh doanh
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không