liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-220718-0005

2022-48-0761/NS-KQNC

Phân tích hệ gen của cá tra nhằm phát triển chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống cá tra theo hướng tăng trưởng (Giai đoạn 2)

Viện Nghiên cứu hệ gen

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Kim Thị Phương Oanh

TS. Lê Thị Nguyên Bình, TS. Nguyễn Văn Sáng, TS. Nguyễn Thùy Dương, PGS.TS. Nguyễn Đăng Tôn, PGS.TS. Võ Thị Bích Thủy, ThS. Trần Hữu Phúc, ThS. Trần Thị Huyền Trang, ThS. Nguyễn Thị Hoa, ThS. Trần Sơn Hoàng

Di truyền học và nhân giống thuỷ sản

03/2019

12/2020

27/12/2021

2022-48-0761/NS-KQNC

19/07/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Duy trì đàn cá tra chọn giống theo hướng tăng trưởng ở thế hệ thứ 4 (G4). Các gia đình cá tra được nuôi vỗ, phối ghép cặp và ương riêng rẽ đến kích cỡ đánh giá tính trạng, sau đó ước tính giá trị chọn giống (EBV) của từng gia đình và cá thể (sinh sản đạt 160 gia đình, ương nuôi đạt 152 gia đình). Đây là nguồn mẫu quan trọng để nghiên cứu về mặt di truyền và phát triển chỉ thị phân tử liên quan đến tính trạng tăng trưởng. - Tiếp tục phát triển được bộ chỉ thị phân tử SNP liên quan đến tính trạng tăng trưởng nhanh ở cá tra bằng phương pháp giải mã và phân tích hệ gen biểu hiện (transcriptome). Bằng phương pháp tin sinh học, chúng tôi đã sàng lọc được 5580 SNP có sự khác biệt giữa nhóm sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm. Chúng tôi lựa chọn được 70 SNP với các chỉ số tốt nhất để thiết kế mồi kiểm nghiệm lại trên 200 cá thể cá tra. Qua kiểm nghiệm, chúng tôi chọn được 13 SNP là những chỉ thị phân tử tiềm năng liên quan đến tính trạng tăng trưởng và định hướng ứng dụng trong công tác chọn giống cá tra. Đây là những SNP hoàn toàn mới so với các SNP liên quan đến tính trạng sinh trưởng của cá tra nuôi đã từng được phát hiện và sàng lọc ở giai đoạn 1. - Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 8 SNP liên quan đến tính trạng sinh trưởng đã được sàng lọc ở giai đoạn 1 của đề tài trên quần đàn chọn giống thử nghiệm bao gồm 2000 cá thể cá tra (1000 cá thể sinh trưởng nhanh thuộc 33 gia đình và 1000 cá thể sinh trưởng chậm thuộc 34 gia đình). Kết quả thử nghiệm trên quần thể lớn cho thấy, có 4 SNP có ý nghĩa về mặt thống kê, phản ánh rõ được sự khác biệt về tần số kiểu gen và allele giữa hai nhóm cá tra sinh trưởng nhanh và cá tra sinh trưởng chậm. Từ đó, có thể xây dựng quy trình ứng dụng trong chương trình chọn giống nhờ sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử MAS (Marker Assisted Selection).
20991
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học có định hướng ứng dụng lâu dài cho công tác chọn giống cá tra sinh trưởng nhanh dựa trên chỉ thị phân tử MAS. Sau khi đã phát triển được bộ chỉ thị phân tử SNP, chúng ta có thể xây dựng quy trình SNP genotyping cho một SNP panel (một tập hợp chỉ thị SNP) ứng dụng trong chọn giống cá tra theo hướng tăng trưởng. Việc ứng dụng chỉ thị phân tử này sẽ sàng lọc quần đàn cá tra từ giai đoạn sớm (chỉ cần khi cá có thể cắt được một mẩu vây nhỏ mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá). Việc phân tích về mặt di truyền sớm sẽ rút ngắn được thời gian chọn giống rất nhiều so với phương pháp chọn giống truyền thống dựa trên kiểu hình và đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, một bộ chỉ thị phân tử hiệu quả là phải ổn định qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu liên tục qua các thế hệ để có thể chọn lọc và bổ sung bộ chỉ thị phân tử SNP này. Địa chỉ ứng dụng: Kết quả của đề tài tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 trong pha nghiên cứu tiếp theo.

Cá tra; Hệ gen; Chỉ thị phân tử; Tăng trưởng; Phân tích

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sỹ