- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo bánh răng côn xoắn trên máy CNC 5 trục
- Nghiên cứu các bộ hấp thụ động lực dạng đa hướng đa tần và bán chủ động
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về dân tộc trong thế giới đương đại và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ máy điện hạt nhân Ninh Thuận tới ổn định hệ thống điện
- Xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghrru (Meretrix lyrata Sowerby 1851) giống ở tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp các dẫn xuất khung benzo[g](iso)quinolin-510-dion có hoạt tính kháng sốt rét và vi sinh vật
- Xây dựng hệ chương trình mô phỏng hoạt động của Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt
- Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ khả thi quy mô pilot để xử lý bùn thải công nghiệp giàu kim loại nặng theo hướng tận thu tài nguyên tiết kiệm năng lượng
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại một số HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô
- Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Hồ tiêu Sơn Thành” dùng cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
HNQT/TKCG/04.20
2021-66-1625/KQNC
Phát hiện phần cứng gián điệp trong vi mạch chuyên dụng sử dụng phương pháp phân tích kênh bên
Học viện Kỹ thuật Quân sự
Bộ Quốc phòng
Quốc gia
PGS.TS. Hoàng Văn Phúc
TS. Đào Đình Hà, TS. Trịnh Quang Kiên, GS.TS. Trần Xuân Nam, TS. Hoàng Minh Thiện, TS. Vũ Hoàng Gia, TS. Nguyễn Văn Trung, TS. Lương Duy Mạnh, PGS.TS. Nguyễn Quốc Định, ThS. Nguyễn Hữu Thọ, TS. Đặng Lê Đình Trang, TS. Nguyễn Hải Dương, TS. Đỗ Thành Quân, TS. Nguyễn Tiến Phát, TS. Phạm Thị Huyền, TS. Lê Xuân Đức, ThS. Đỗ Ngọc Tuấn, TS. Lê Thanh Bằng, ThS. Trần Thái Hà
Phần cứng và kiến trúc máy tính
01/01/2020
01/06/2021
29/10/2021
2021-66-1625/KQNC
04/11/2021
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Làm chủ các kỹ thuật nền tảng và hiện đại trong phát hiện phần cứng gián điệp (Trojan phần cứng) trong các vi mạch chuyên dụng sử dụng phương pháp phân tích kênh bên (SCA).
- Xây dựng thành công 01 Bộ thiết bị thử nghiệm phát hiện phần cứng gián điệp trong vi mạch chuyên dụng dùng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh sử dụng công nghệ được lựa chọn (phương pháp phân tích kênh bên) và bộ phần mềm kèm theo với kết quả cụ thể là: Tỷ lệ phát hiện được phần cứng gián điệp ≥ 90% với kích thước phần cứng gián điệp ≥ 5% kích thước thiết kế chính của vi mạch (với thiết kế chính là vi mạch mã hóa chuẩn AES).
- Thiết kế và thực thi 01 Mẫu vi mạch chuyên dụng mã hóa chuẩn AES dùng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (Thực thi trên vi mạch khả trình FPGA) được sử dụng để thử nghiệm phát hiện phần cứng gián điệp điển hình.
- Xây dựng Bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ phát hiện phần cứng gián điệp trong vi mạch chuyên dụng dùng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh sử dụng phương pháp phân tích kênh bên.
- Xây dựng các bộ tài liệu mô tả công nghệ, báo cáo các sản phẩm KHCN của đề tài, dự thảo thuyết minh dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
- Sản phẩm của đề tài chưa được sử dụng vào thực tế do mới ở giai đoạn đầu (Hợp phần A của chương trình Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài), mới chỉ ở mức nghiên cứu đánh giá. Hiện đang đợi có quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai tiếp chương trình Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài để đề xuất Hợp phần B của nhiệm vụ.
Chưa có đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, nhóm đề tài nhận thấy hiệu quả của đề tài thể hiện qua các nội dung sau:
Hiện nay, vấn đề an ninh, an toàn hệ thống thông tin (bao gồm cả phần cứng, firmware và phần mềm) đang trở nên cấp bách, nhất là trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng. Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu công bố về khả năng tin tặc có thể sử dụng các lỗ hổng an ninh cũng như các công cụ từ phần cứng, firmware tới phần mềm để can thiệp vào các hệ thống thông tin, gắn các chip và phần cứng để thu thập thông tin bất hợp pháp cũng như tấn công các hệ thống này. Ở Việt Nam, nhu cầu về các giải pháp bảo đảm an toàn phần cứng đang trở nên cấp bách do việc nhập ngoại các thiết bị điện tử và các lõi IP trong thiết kế vi mạch có thể được cung cấp từ một hãng thứ ba. Việc xây dựng các công cụ đánh giá an toàn, bảo mật phần cứng là hết sức cần thiết. Mặc dù bộ công cụ được phát triển trong đề tài mới dừng ở đánh giá các chip FPGA với thiết kế phần cứng mã mật AES đã biết trước, hệ thống này có thể mở rộng cho các ứng dụng đánh giá mức độ an toàn của các bo mạch, thiết bị điện tử chuyên dụng. Nội dung này dự kiến sẽ được triển khai trong thời gian tới khi được bố trí kinh phí hoặc triển khai Hợp phần B của nhiệm vụ.
Các bài báo khoa học được công bố trong đề tài giúp phổ biến kiến thức, nâng cao tính cập nhật về lĩnh vực an toàn, bảo mật phần cứng cho cộng đồng nghiên cứu trong nước.
Vi mạch; Phần cứng gián điệp; Phân tích kênh bên; An toàn phần cứng; Thiết kê vi mạch
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Các kỹ thuật, công nghệ đạt được trong kết quả nghiên cứu của đề tài đã và đang được tiếp tục nghiên cứu phát triển cho các nội dung khác nhau.
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
02 Thạc sĩ; 01 Tiến sĩ