- Nghiên cứu bào chế viên nang chứa phytosome của hoạt chất chiết xuất từ cúc gai giảo cổ lam diệp hạ châu đắng nghệ vàng
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đồng bào theo đạo các điạ bàn vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác mới trên cơ sở zeolit ZSM-5 vật liệu mao quản trung bình SBA-15 và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc các dạng tâm hoạt động đến hoạt tính xúc tác của vật liệu trong phản ứng oxi hóa các hợp chất chứa vòng thơm
- Nghiên cứu nâng cao hiệu suất năng lượng của quá trình cắt gọt thông qua tối ưu hóa
- Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và đổi mới công nghệ chế tạo đồ gá hàn khung đầu và sườn xe ô tô con
- Phân tích sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và so sánh với một số nước trong khu vực
- Nghiên cứu loại bỏ kháng sinh trong nước thải bệnh viện bằng công nghệ màng Sponge MBR kết hợp quá trình ozone
- Xây dựng khung đánh giá chất lượng hoạt động của Đại biểu dân cử không chuyên trách tỉnh Lào Cai
- Mô phỏng hiện tượng nóng chảy không đồng nhất của tinh thể bằng phương pháp Động lực học phân tử
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.03.19/11-15
2016-45-709
Phát triển nguồn nhân lực vùng Nam bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Học viện Chính trị khu vực II
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quốc gia
Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
TS. Phạm Minh Tuấn
TS. Hoàng Thị Ngọc Loan, TS. Võ Thành Khối, PGS.TS. Huỳnh Thị Gấm
Hành chính công và quản lý hành chính
03/2014
12/2015
15/04/2016
2016-45-709
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Công trình nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tỉnh vùng Nam bộ hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực: kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, kế hoạch giáo dục và đào tạo chuyên gia, kế hoạch đào tạo nghề, kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ công chức nhà nước phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững vùng Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Công trình nghiên cứu đã có những đóng góp mới trong lĩnh vực khoa học về kinh tế lao động: thiết lập mô hình các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực, sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, trên cơ sở đó xác lập thứ tự ưu tiên cần giải quyết; Nghiên cứu tính đặc thù của các giai đoạn phát triển nguồn nhân lực qua các thời kỳ để đánh giá mức độ phát triển và đáp ứng của nguồn nhân lực so với yêu cầu phát triển ở vùng Nam bộ; xây dựng mô hình (tiêu chí) xác định hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Những nghiên cứu này tạo cơ sở mang tính khoa học và thực tiễn để nhóm nghiên cứu thực hiện dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong phát triển bền vững vùng Nam bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Những kiến nghị giải pháp của đề tài được các địa phương vùng Nam Bộ áp dụng, góp phần tư vấn chính sách nhằm nâng cao mức sống và điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường sống, bảo đảm quyền của người lao động... nếu thực hiện tốt sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội, góp phần phát triển bền vững vùng Nam bộ. - Kết quả đề tài được xã hội hoá bằng sách chuyên khảo, được đăng tải trên các báo, tạp chí (tạp chí Cộng sản, báo Nhân dân, tạp chí Lý luận chính trị, tạp chí Khoa học chính trị, tạp chí Sinh hoạt chính trị...) sẽ tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội về vai trò của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần đề xuất, kiến nghị trực tiếp với các cơ quan Đảng và Nhà nước (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Giáo dục - Đào tạo), Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Ban chỉ đạo Đông Nam bộ và các tỉnh thành Nam bộ những quan điểm và giải pháp phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. - Kết quả của đề tài góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp của Đảng và Nhà nước đang theo học các khóa đào tạo tại hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nhân lực trong quá trình lãnh đạo quản lý; đặc biệt là tại Học viện Chính trị khu vực II với các chuyên đề đặc thù của vùng Nam bộ trong phát triển nhân lực và nhân lực chất lượng cao. - Kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát thực tiễn được sử dụng vào công tác thông tin tư liệu, làm tài liệu tham khảo, giảng dạy, nghiên cứu cho cácchương trình đào tạo sau đại học ở các trường, viện, học viện, các cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn cả nước nói chung và vùng Nam bộ nói riêng. - Đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu cơ bản của các ngành khoa học Kinh tế, Xã hội học, Chính trị học, Triết học... - Đe tài đã nộp sản phẩm về Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ đã đưa các sản phẩm của đề tài này vào cơ sở dữ liệu dùng chung và cấp tài khoản cho các Bộ, ngành, địa phương chủ động khai thác kết quả nghiên cứu nếu có nhu cầu tại địa chỉ https://sti.vista.gov.vn. - Hiện nay đề tài vẫn đang tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các kiến nghị, giải pháp gửi các cơ quan, tố chức có liên quan để chuyển giao ứng dụng sản phẩm của đề tài.
Những kiến nghị giải pháp của đề tài đã tạo những căn cứ khoa học, thực tế với các cơ quan có thẩm quyền vùng Nam Bộ giúp cho hệ thống luật được cải thiện, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực, gópị TJJ 1 phần thực hiện chiến lược phát triến kinh tế đất nước theo hướng công nghiệptK' * / hóa, hiện đại hóa mang tính bền vững.
Nguồn nhân lực; Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa; Nam Bộ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 13
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Hô trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh và 02 học viên cao học.