
- Phát triển doanh nghiệp ở Tây Nguyên
- Nhân nuôi sản xuất hàng loạt ong mắt đỏ phòng trừ sâu đục thân hại mía trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Giá trị di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang
- Đào tạo bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ chuyên gia phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam
- Nghiên cứu xử lý một số hợp chất hữu cơ độc hại khó phân hủy (POPs) trên cơ sở sử dụng xúc tác dị thể dạng màng
- Trồng cây Na dai trên chân đất vùng núi đá và vùng đồi cao
- Vật lý mới trong các mô hình đối xứng thế hệ
- Bình luận khoa học phần chung Bộ luật hình sự (sửa đổi)
- Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để ứng dụng Mã định danh tài liệu số (Digital Object Identifier – DOI) đối với tài nguyên số của Việt Nam



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
I1.2-2011.14
2017-53-843/KQNC
Quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Thị Lan
TS. Lương Thùy Liên, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, GS.TS. Trần Văn Phòng, PGS.TS. Dương Văn Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Thanh Huyền, TS. Phạm Hoàng Giang
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
05/2012
05/2014
24/06/2016
2017-53-843/KQNC
05/11/2015
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:
- Hệ thống hóa toàn bộ những quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu, đánh giá về những luận điểm tiến bộ và những hạn chế bởi điều kiện lịch sử. Tìm hiểu quá trình đối mới về sở hữu ở nước ta trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Luận chứng, khẳng định việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp quy luật khách quan và xu hướng phát triển của thời đại. Khảo sát vai trò, thực trạng các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay và nêu ra những bất cập về sở hữu đang nảy sinh trong thực tiễn, đặc biệt là sở hữu đất đai. Đề xuất các phương hướng và giải pháp đối với việc phát triển, hoàn thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay.
- Đề tài cung cấp các vấn đề lí luận và thực tiễn về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ở các phương diện: mục
tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đặc trưng về sở hữu; đặc trưng về cơ cấu kinh tế; đặc trưng về phân phối,...
- Đề tài làm rõ những vấn đề lí luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế theo quan điểm ở của Đảng, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,...
1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:
Đưa ra một số khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với các cơ quan chức năng nhằm phát huy những nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế để tham gia phát triển kinh tế.
1.9.3. Đóng góp về hệ quả xã hội + Đối với hoạt động quản lý:
Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học trong tam giác: người dân - nhà khoa học - chính quyền trung ương/địa phương.
+ Đối với hoạt động đào tạo:
Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhãn thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.
Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.
Quan hệ sở hữu; Kinh tế thị trường
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
03 ThS và NCS