Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Sản xuất hạt giống phẩm chất cao quy mô công nghiệp đối với các giống lúa chủ lực và có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc và duyên hải Nam Trung bộ

Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Nguyễn Việt Hà

Cây lương thực và cây thực phẩm

23/10/2022

Dự án đã tiến hành thực hiện và hoàn thành các nội dung chính sau: 1) Hoàn thiện quy trình nhân giống, quy trình thâm canh một số giống lúa đang sản xuất thử nghiệm, bao gồm: - Đánh giá kiểm định lại tính trạng chất lượng mùi thơm của 02 giống lúa thơm nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh BT09 và LTH31 trước khi hoàn thiện quy trình kỹ thuật - Bố trí các thí nghiệm về mật độ và phân bón kết hợp với phương thức gieo cấy (cơ giới hóa, sạ thưa) để hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa các cấp cho các giống BT09, LTH31, Đông A1 và QP5. - Bố trí các thí nghiệm về mật độ và phân bón kết hợp với phương thức gieo cấy (cơ giới hóa, sạ thưa) để hoàn thiện quy trình thâm canh cho các giống BT09, LTH31, Đông A1 và QP5. 2) Tổ chức liên kết sản xuất hạt giống các cấp gắn với từng vùng sinh thái, kết quả đạt được bao gồm: - 53,58 tấn hạt giống siêu nguyên chủng (đạt 119,0% kế hoạch), gồm có: BT09, Đông A1, LTH31, QP5, Bắc Hương 9, LH12, An Sinh 1399 và VTNA6 - 2816,8 tấn hạt giống nguyên chủng (đạt 102,4% kế hoạch), gồm có: BT09, Đông A1, LTH31, QP5, Bắc Hương 9, LH12, An Sinh 1399 và VTNA6. - Toàn bộ lượng hạt giống nguyên chủng đã được nhân ra hạt giống xác nhận và đưa vào các chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trong khuôn khổ dự án. Chất lượng hạt giống các cấp do dự án sản xuất ra được kiểm định, đánh giá đáp ứng được QCVN 01-54:2011/BNNPTNT. 3) Xây dựng mô hình mẫu liên kết sản xuất lúa thương phẩm, lúa thơm bền vững, hiệu quả kinh tế cao, bao gồm: - Mô hình liên kết sản xuất lúa LH12 thương phẩm tại Lào Cai năm 2019 và năm 2020; - Mô hình liên kết sản xuất lúa An Sinh 1399 thương phẩm tại Bình Định năm 2019 và năm 2020; - Mô hình liên kết sản xuất thương phẩm lúa VTNA6 và Bắc Hương 9 tại Nghệ An năm 2020; - Mô hình sản xuất lúa thơm thương phẩm Đông A1 tại Lào Cai năm 2019 và năm 2020; - Mô hình sản xuất lúa thơm thương phẩm BT09 tại Bình Định năm 2019 và năm 2020; - Mô hình sản xuất lúa thơm thương phẩm LTH31 tại Nghệ An năm 2019 và năm 2020. 4) Đào tạo và huấn luyện về các nội dung sau: - Kỹ thuật chọn tạo hạt giống các cấp (siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận) với số lượng 4 lớp, quy mô 20 người/lớp; - Kỹ thuật sản xuất hạt giống các cấp với số lượng 5 lớp, quy mô 80 học viên dành cho cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên và nông dân tham gia dự án; - Sản xuất lúa gạo thương phẩm cho các đối tượng tham gia mô hình liên kết cánh đồng mẫu với sso lượng 8 lớp, quy mô 400 người. 5) Hội thảo đầu bờ, thông tin, truyền thông, bao gồm: - Tổ chức được 13 hội nghị với quy mô 100 người/cuộc - Liên kết với các kênh truyền hình VTC16. VTV2. VTV1 xây dựng chương giới thiệu, quảng cáo và đưa tin các hoạt động của dự án quy mô 2 chương trình/năm; đăng tin trên báo quy mô 5 tin/năm.
Dự án xây dựng 08 Quy trình sản xuất giống và Quy trình thâm canh cho các giống BT09, LTH31, Đông A1 và QP5 được nhân rộng và áp dụng cho các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ

Sản xuất; hạt giống; chất lượng; giống lúa; giá trị hàng hóa; xuất khẩu; phía Bắc; duyên hải Nam Trung bộ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

Không