- Quản lý sử dụng tài sản của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề pháp lý đặt ra
- Ngihên cứu đặc điểm hệ gen và xác định genotype (genotyping) một số virus RNA gây bệnh truyền nhiễm ở gia cầm tại Việt Nam
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản và bò thịt quy mô trang trại tại tỉnh Phú Thọ
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về dân tộc trong thế giới đương đại và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
- Ảnh hưởng yếu tố kích thước đến khả năng kháng cắt của dầm bê tông cốt thép gia cường tấm sợi polymer
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ từng bước xây dựng trường học thông minh tại trường THCS Tống Văn Trân TP Nam Định
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất xây dựng quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành
- Về sự ổn định của vòng dây đàn hồi
- Tác động của dịch chuyển lao động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
- Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt CNC330 tại xã Gia Hưng huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2017-02-757/KQNC
Sản xuất thử 2 giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29 cho vùng Tây Nguyên Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ
ThS. Nguyễn Văn Chương
Cây lương thực và cây thực phẩm
23/04/2017
2017-02-757/KQNC
05/07/2017
Cục Thông tin KH và CN Quốc gia
Sản xuất, giống đậu tương, HL 07-15, HLĐN 29
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Một số công ty, Cửa hàng vật tư nông nghiệp đã sử dụng giống đậu tương HLĐN 29 và HL 07-15 phát triển trong sản xuất: - Cty Nutifood, Hoàng Anh Gia Lai: Ứng dụng nhân giống để lập vùng nguyên liệu tại Gia Lai và có hướng phát triển hình thành vùng nguyên liệu tại Campuchia; - Cty TNHH Đông Nam Á: Ứng dụng nhân giống để lập vùng nguyên liệu tại Gia Lai; - Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long: Ứng dụng trong Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương; - Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng: Ứng dụng nhân giống để lập vùng nguyên liệu đậu tương không chuyển gen tại Nam Dong, Cư Jút, Đăk Nông - Công ty TNHH Bảo Nam: Ứng dụng nhân giống để lập vùng nguyên liệu đậu tương không chuyển gen tại Đăk Lăk, Đồng Nai và Vĩnh Long - Cửa hàng vật tư nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng Loan: là đại lý trung gian phổ biến trực tiếp đến nông dân có nhu cầu sản xuất tại Đồng Nai và BRVT.
Với giá bán từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu được lợi nhuận từ 15 – 25 triệu đồng/ha, thâm canh có thể đạt 30 triệu đồng/ha, ccao gấp đôi so với trồng lúa. Dự án đã kết nối được “4 nhà” trong đó Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng và Công ty TNHH Bảo Nam đã hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng giống đậu tương HLĐN 29 và HL 07-15.
Trong phạm vi dự án, giống được hỗ trợ 100% để nhân rộng mô hình. Kết quả của dự án đã được hầu hết nông dân, địa phương chấp nhận và khuyến khích mở rộng. Hầu hết nguồn giống thu hoạch được đều do bà con nông dân tự quản lý, tự nguyện tái sản xuất, chính quyền địa phương (Hội Nông dân, Ban Nông nghiệp xã, Trung tâm Khuyến nông) quản lý phân phối tại chỗ và các địa bàn khác khi đạt được sự thỏa thuận. Sản lượng hai giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29 từ dự án, ước tính hiện nay đã phát triển được hơn 500 ha tại Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn giống của cây trồng tự thụ phấn, được kết hợp bởi nguồn gen tốt, là sản phẩm không chuyển gen. Trên cơ sở quy trình sản xuất hạt giống các cấp và quy trình kỹ thuật canh tác áp dụng cho 3 vùng sinh thái được chuyển giao, địa phương và người sản xuất có thể tái tạo nguồn giống để sản xuất tạo vùng nguyên liệu đậu tương không chuyển gen, các doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng để tạo các sản phẩm trung gian cho thị trường. Càng về sau, việc nhân rộng và chuyển giao kết quả của dự án bị giới hạn do giá cả sản phẩm bị cạnh tranh bởi nhập khẩu, nhiều công ty vẫn còn đắn đo để quyết định thu mua đậu tương sản xuất trong nước. Do đó, mặt hàng đậu tương ít được ký kết bao tiêu sản phẩm, làm người dân ngại sản xuất, dẫu đã biết nhu cầu tiêu thụ đậu tương trong nước rất cao.