- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ức chế chống ăn mòn và công nghệ xử lý làm sạch hệ thống ống trùm trao đôi
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm từ các hoạt chất thuộc lớp chất diterpenoit triterpenoit và polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thay thế kháng sinh phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam
- Giải pháp hạn chế rủi ro pháp lý trong tố tụng hành chính tại cơ quan thuế
- Thiết lập mô hình đơn giản hóa để dự đoán đáp ứng tổng thể của công trình được cách chấn đáy với gối tựa con lắc ma sát chịu kích động nền ba chiều
- Xây dựng và khai thác dữ liệu genome lúa bản địa của Việt Nam phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao và kháng một số bệnh hại chính (bạc lá đạo ôn…)
- Nghiên cứu biện pháp triển khai đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực người học ở trường CĐ sư phạm Nam Định
- Mô hình trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ST25
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu biểu hiện protein tái tổ hợp của virut PCV2 để chế tạo sinh phẩm chẩn đoán và làm nguyên liệu tiến tới sản xuất vắc xin
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.04/16-20
2020-62-955/KQNC
Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp
Viện Nhà nước và Pháp luật
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Đức Minh
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương; TS. Phạm Thị Thúy Nga; PGS. TS. Đặng Minh Đức; TS. Nguyễn Văn Cương; PGS. TS. Trương Hồ Hải, PGS. TS. Vũ Thư; GS. TS. Võ Khánh Vinh; GS. TS. Nguyễn Minh Đoan; PGS. TS. Nguyễn Như Phát
Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị
01/01/2017
01/12/2019
11/12/2019
2020-62-955/KQNC
22/09/2020
Đề tài đã gửi các kết quả nghiên cứu khoa học sau đây của Đề tài KX.04.06/16- 20 cho các cơ quan (Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam...): Bàn thuyết trình về những luận điểm chính và tính mới của đề tài, lợi ích và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt, Báo cáo kiến nghị kết quả nghiên cứu của đề tài. Sách: Viện Nhà nước và Pháp luật, Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2019. Viện Nhà nước và Pháp luật đã tham gia với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hệ thống hóa danh mục các công trình nghiên cứu, báo cáo, cung cấp thông tin. tài liệu về nhà nước pháp quyền theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong Công văn số 2197/BKHCN-XNT ngày 13/8/2021 V/v cung cấp thông tin và kết quả các nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 để phục vụ việc xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Viện Nhà nước và Pháp luật và Chủ nhiệm Đề tài đã gửi sách: Viện Nhà nước và Pháp luật, Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2019 cho Tổ Biên tập xây dựng Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Nguyên Chủ nhiệm đề tài, PGS.TS Nguyễn Đức Minh đã sử dụng tri thức thu được từ kết quả nghiên cứu của Đề tài để giảng chuyên đề ‘Yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Văn kiện Đại hội XIII và hướng triển khai thực hiện” tại Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (ngày 21/9/2021) cho Lớp Cập nhật kiến thức, thông tin mới về Nhà nước và pháp luật. Học viện Khoa học xã hội xác nhận đã tiếp nhận đầy đủ kết quả nghiên cứu của đề tài, sử dụng các kết quả đó trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo tại Học viện, bao gồm các ngành luật học, chính trị học, chính sách công và một số chuyên ngành liên quan khác.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể tham khảo để có sự lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với quy định của pháp luật; vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với đàm bảo tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật; tuân thủ pháp luật nhưng cũng khai thác được giá trị của pháp luật; tham khảo trong xây dựng nghị quyết, văn kiện, đề án; tham khảo trong nghiên cứu và đào tạo luật học, chính trị học. Kết quả nghiên cứu của Đề tài KX04.06/16-20 đã được tham khảo và đóng góp cho việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của Viện năm 2022 đáp ứng nhu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, có đề xuất nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Tổ chức bộ máy quản trị địa phương ở CHLB Đức, Vương quốc Anh và tham khảo cho Việt Nam” (Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thị Hưng, thời gian thực hiện 1-12/2022); “Kiểm soát quyền lực của nguyên thủ quốc gia bằng cơ chế tài phán hiến pháp: Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam” (Chủ nhiệm đề tài: Ths Lê Phương Hoa, thời gian thực hiện 1-12/2022). Kết quả nghiên cứu của Đề tài KX04.06/16-20 đã được tham khảo, sử dụng đưa vào hội thảo và nội dung nghiên cứu 03 chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (trong tổng số 27 chuyên đề của Ban chỉ đạo Đề án) phục vụ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. ông Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, nguyên Chủ nhiệm đề tài “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp” đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng 03 chuyên đề Nhà nước pháp quyền được Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” giao cho Viện Hàn lâm thực hiện. Cụ thể là: Chuyên đề 1 (Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Chuyên đề 2 (Quyền lực nhà nước và cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Chuyên đề 3 (Xây dựng và hoàn thiện nền tư pháp Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam). nhà khoa học nguyên là thành viên của Đề tài đã tham gia nghiên cứu, viết chuyên đề với tư cách là chủ nhiệm, thành viên nghiên cứu của chuyên đề 1, chuyên đề 2 nói trên (PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương, PGS.TS. Vũ Thư, TS. Phạm Thị Thuý Nga). Nếu không tham gia đề tài “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp” và có những kiến thức, kinh nghiệm từ nghiên cứu đề tài đó thì nhóm nghiên cứu, biên soạn báo cáo 03 chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phục vụ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” khó có thể hoàn thành đúng hạn và đàm bảo chất lượng của các báo cáo. Đóng góp cho việc đề xuất giải pháp: Các đánh giá và giải pháp của Đề tài K.X04.06/I6-20 đã được tham khảo, đưa vào nội dung của 03 chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được giao phục vụ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Thông qua đó Viện Hàn lâm đã đề xuất các đặc điểm đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đề xuất giải pháp đổi mới kiểm soát quyền lực nhà nước, giải pháp xây dựng và hoàn thiện nền tư pháp Việt Nam để đưa vào Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, cung cấp luận cứ khoa học cho việc ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Nhà nước pháp quyền; Chủ nghĩa xã hội; Nguyên tắc; Lãnh đạo; Đảng Cộng sản
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Viện Nhà nước và Pháp luật không khảo sát nên không có thông tin của các cơ sở giáo dục đại học về số lượng tiến sỹ, thạc sỹ đã sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của họ.