Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Truyền thông đại chúng đối với phát triển con người dựa trên quyền con người

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Khoa học nhân văn khác

15/01/2021

Sứ mạng của các phương tiện truyền thông đại chúng trước hết là để thỏa mãn nhu cầu và quyền được thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và vì vậy sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Truyền thông đại chúng không chỉ là một định chế đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác động trở lại một cách sầu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình... Báo chí cung cấp thông tin, kiến thức và tạo diễn đàn để công chúng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, giúp công chúng xã hội mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, từ đó, báo chí góp phần làm thay đổi, điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng đang tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của con người, đặc biệt là giới trẻ. Thông qua nội dung thông tin, thời lượng và cách thức chuyển tải thông điệp trên các PTTTĐC, các giá trị và chuẩn mực được chuyển giao và xã hội hóa, qua đó, hệ thống xã hội mới được hình thành và phát triển. Càng ngày việc tiếp thu tri thức thông tin qua truyền thông đại chúng ngày càng trở nên quan trọng đối với cá nhân trong quá trình xã hội hóa. Nói cách khác, các PTTTĐC có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách cá nhân của mỗi người, và qua đó, định hình nhân cách chung của xã hội. Một mặt các PTTTĐC có khả năng tác động to lớn tới đời sổng xã hội, mặt khác, các PTTTĐC thể hiện tính chất hai mặt, phức tạp bởi tính chất đa chức năng của truyền thông đại chúng và mối quan hệ nhiều chiều ở sự tương tác với hệ thống này trong thực tế. Trong lĩnh vực báo chí, khẳng định quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí là một mặt của vấn đề, mặt khác là phải xây dựng, ban hành và đảm bảo thực thi các điều luật bảo đảm những quyền này được thực hiện một cách dân chủ, phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển xã hội, có tác động tích cực đến sự phát triển của con người. Trên cơ sở lý luận và lý thuyết khoa học được xác lập, chúng tôi xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành để triển khai nghiên cứu đề tài, trong đó đánh giá thực trạng truyền thông đại chúng đối với phát triển con người dựa trên quyền con người. Đề tài nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: 1. Khuyến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chỉnh sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận trung ương cần nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn về mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN và cơ chế thị trường XHCN trong mối quan hệ với Xã hội Dân chủ XHCN. Ban Tuyên giáo Trung ương cần nghiên cứu để có những Nghị quyết, Chỉ thị vê vai trò của báo chí đôi với phát triển con người dựa trên quyền con người, để khẳng định, làm rõ hơn quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển con người, quyền con người và vai trò của truyền thông đại chúng trong lĩnh vực này. 2. Khuyến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông Cần kịp thời sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí cho phù hợp với quy hoạch và phát hiên báo chí trong thời gian tới; các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ- CP ngày 18/01/2016 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sừ dụng dịch vụ Internet và thông tin ưên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội. Cần nghiên cứu loại bỏ những quy định gây ra cách hiếu trùng lặp giữa Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018. Bổ sung những quy định còn thiếu, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh liên tục trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, cần khắc phục hiện tượng chưa thống nhất giữa các điều khoản trong các văn bản pháp luật. Bộ Thông tin và Truyền thông cần tư vấn cho Đảng và Nhà nước có chiên lược xây dựng một vài cơ quan báo chí truyền thông lớn trở thành tập đoàn báo chí đa phương tiện (gồm báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử) có sức ảnh hưởng nhât định, là những cơ quan truyên thông chủ lực để nắm vững trận địa thông tin trên mặt trận tư tưởng hiện nay, đồng thời nắn dòng thông tin lệch lạc, lấn át những thông tin cũng chính thống, chiếm lĩnh “không gian ảo” trên Internet. Đồng thời, cần có Đề án về Truyền thông đại chúng đối với phát triển con người dựa trên quyền con người nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phát triển con người và quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của công chúng và toàn xã hội về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước. 3. Khuyến nghị đối vói Hội Nhà báo Việt Nam Nhà báo là hạt nhân tạo nên vãn hóa của cơ quan báo chí và văn hóa cùa nền báo chí. Báo chí Việt Nam không chỉ đưa tin, cung cap thông tin, mà còn phải là lực lượng thực hiện tốt chức năng tuyên truyền để xây dựng lòng tin trong xã hội. Vì vậy, mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo, tất cả vì lợi ích của quốc gia dần tộc, vi quyền lợi chính đáng cùa người dân, nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, và nhất là tănệ cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng chính là vẻ đẹp và là biêu hiện cao nhât của văn hóa báo chí Việt Nam và văn hóa người làm báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Hội Nhà báo Việt Nam cần xác định rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông để tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo và quản lý báo chí. Trong thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam cần có chiến lược bài bản và cụ thể hơn, tổ chức các lớp tập huấn về “Báo chí truyền thông phục vụ phát triển con người dựa trên quyền con người” cho các nhà báo mới vào nghề, nhất là những người đang làm tại các cơ quan báo chí điện tử. Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát lại những ưang tin điện tử tổng họp trá hình, núp bóng dưới tờ báo điện tử, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật để răn đe và làm gương cho các cơ quan báo chí khác. Đẩy mạnh truyền thông về Bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp mà Hội Nhà báo đã ban hành để nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. 4. Khuyến nghị với các cơ sở đào tạo báo chí Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng toàn diện các học viện, nhà trường. Các cơ sở đào tạo cần liên kết với một số cơ quan báo chí, xây dựng “toàn soạn di động” tại các cơ sở đào tạo, giúp sinh viên, học viên được học đi đôi với hành, tránh học lý thuyết suông. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần tăng cường giao lưu, họp tác, trao đổi kinh nghiệm đào tạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên với các nước trong khu vực và các nước có nền báo chí hiện đại. Ưu tiên cho các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ làm báo, công tác quản lý cơ quan báo chí, đạo đức nghề nghiệp... Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo về Phát triển con người và Quyền con người cho các nhà báo, cần xây dựng các học phần về “Quyền con người, Phát triển con người và vai trò của báo chí truyền thông trong lĩnh vực này” trong các cơ sở đào tạo về báo chí truyền thông trong cả nước. 5. Khuyến nghị đối với các cơ quan báo chí truyền thông Các cơ quan báo chí cần xây dựng riêng cho mình bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, coi đó là ‘nguyên tắc’ của của cơ quan báo chí mình, cần đẩy mạnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình về Phát triển con người và Quyền con người. Cần nắm vững tính hai mặt của truyền thông, báo chí, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong bảo vệ, bảo đảm và đấu tranh trên ĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Định hướng; XHCN; Ngôn luận; Tự do;

Ứng dụng

Đề án khoa học

6