Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng công nghệ hạt nhân gây đột biến để chọn tạo giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu và ứng dụng N15 trong nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm tại những vùng trồng rau chính

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/01/2017

- Đề tài đã tạo ra giống lúa các triển vọng mới (Gia Lộc 501, Gia Lộc 601), Gia Lộc 402) có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đối khí hậu (hạn, úng, mặn) tăng năng suất 15-20% so giống địa phương đang được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Hồng ở vùng bị tác động của biến đổi khí hậu, thay thế các giống cũ năng suất thấp, bấp bênh, đem lại thu nhập gia tăng và ổn định cho người dân. Giống Gia Lộc 501 chịu mặn đâng được trồng hàng ngìn ha ở vùng mặn phía Bắc và đồng bằng sông Cứu Long. Giống Giống Gia Lộc 601 chịu hạn đang được mở rộng ở các vùng bấp bênh nước. Giống Gia Lộc 402 đang được mở rộng ở vùng trồng lúa bị ngập úng. - Quy trình sử dụng phân đạm cho sản xuất rau hiệu quả, theo hướng VietGAP tăng hiệu quả sử dụng phân đạm 10-15%, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa đem lại lợi nhuận cho người trồng rau do giảm chi phí phân đạm, vừa cung cấp sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. - Quy trình sử dụng phân đạm cho sản xuất rau không những tăng hiệu quả sử dụng phân đạm 10-15%, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đem lại lợi nhuận cho người trồng rau, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường do sử dụng phân đạm hiệu quả nên giảm được lượng phân bón cho rau.

Công nghệ hạt nhân; đột biến; Biến đổi khí hậu; Giống lúa

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Mô hình lúa: Dự án đã xây dựng được mô hình giống đột biến chịu mặn tại huyện Thái Thụy, Thái Bình và huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy M2 (thế hệ đột biến thứ 2) có khả năng chịu mặn tốt hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh (khô héo, BBL…) phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Năng suất trung bình tăng 16,3 và 17,2 % với các giống địa phương tại Thái Bình và Hà Tĩnh. - Mô hình ứng dụng quy trình sử dụng phân đạm cho sản xuất rau hiệu quả, theo hướng VietGAP: Dự án đã ứng dụng quy trình sử dụng phân đạm để xây dựng mô hình canh tác cây bắp cải tại: xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và mô hình trình diễn tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tăng hiệu quả sử dụng phân đạm 10-15%, đảm bảo an toàn thực phẩm.