liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

16/2021/TTPTKH&CN

Ứng dụng Khoa học và Công nghệ phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát Sâm trên đất đồi kém hiệu quả tỉnh Thái Nguyên

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Vũ Thị Nguyên

Khoa học nông nghiệp

09/09/2021

16/2021/TTPTKH&CN

05/11/2021

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

Điều tra đánh giá tình hình sản xuất dược liệu và điều kiện tự nhiên trồng Cát Sâm tại Thái Nguyên. Xây dựng vườn giống gốc và vườn ươm cây giống. Xây dựng mô hình trồng Cát Sâm 2ha tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên Quy mô thực hiện: 2,0ha trồng cây Cát Sâm. - 1,5ha trồng Cát Sâm cây giống được mua từ công ty sản xuất cây con giống dược liệu có uy tín. Số lượng: 26.400 cây (đã tính 10-15% cây trồng dặm). - 0,5ha trồng ở năm thứ 2 được nhân giống từ hom hoặc hạt của vườn giống gốc. Số lượng cây giống cần chuẩn bị từ 5.000-8.500 cây, đã tính 10%-15% cây trồng dặm. Địa điểm thực hiện mô hình: Sau khi điều tra sẽ lựa chọn trồng 01ha mô hình tại xóm Hải Hà, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ và 01 mô hình tại xóm 4, thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, trong đó có 0,5ha trồng sau từ hom giống vườn giống gốc. Tổ chức hội thảo chuyên đề đánh giá kết quả tại các vùng thực hiện dự án.
Sản phẩm thu được bước đầu của dự án phần lớn là củ tươi. Năng suất củ tươi thu được sau 5 năm trồng tương ứng 15-20 tấn/ha, giá bán hiện nay từ 80.000-10.000đ/kg củ tươi. Tổng thu được từ sản phẩm của mô hình: 1,2-1,6 tỷ/ha, trung bình trên 5 năm, mỗi năm thu được 240-320 triệu đồng/năm/ha. Một ha trồng với mật độ 10.000 cây/ha, chi phí cho tiền giống, tiền cọc làm giàn, phân bón, công chăm sóc và thu hoạch … hết 100 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu ước tính từ 140-220 triệu đồng/năm. Mặt khác, Cát Sâm trồng trên đồi dốc cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chịu hạn cao, rất ít sâu bệnh, ít cần công chăm sóc như những cây trồng khác. Đây được coi là một trong những thuận lợi nổi trội khi khuyến cáo nhân rộng mô hình, tập huấn cho bà con trồng và chăm sóc cây Dược liệu Cát Sâm, có thể thay thế những diện tích cây trồng kém hiệu quả. Qua hội thảo giới thiệu đã có nhiều đoàn nông dân các huyện tự tìm đến học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng Cát Sâm. Công ty Nông nghiệp xanh Thái Nguyên và một số đơn vị khác đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiệu quả xã hội trực tiếp của dự án: Dự án góp phần vào công tác bảo tồn một loài dược liệu quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; Trong tương lai, khi dự án được nhân rộng, sản phẩm thu được củ sẽ được chế biến thành thuốc chữa bệnh phục vụ cộng đồng trên quy mô rộng; Củ Cát Sâm có vị ngọt, thơm mùi sâm, có nhiều công dụng trong các thang thuốc điều trị bệnh gan, khớp, người mới ốm dậy, người bị mệt mỏi,… để tiện lợi cho người sử dụng, thời gian tới cần nghiên cứu chế biến thành trà túi lọc Cát Sâm, qua đó thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước, giảm thiểu việc bán qua thương lái Trung Quốc như hiện nay. Nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững trong việc phát triển cây trồng dược liệu trong nước. Với sản phẩm của dự án là các mô hình trồng thâm canh cây Cát Sâm, quy trình kỹ thuật gây trồng sẽ thúc đẩy phát triển diện tích gây trồng loài cây có giá trị kinh tế cao, từ đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Dự án được triển khai sẽ góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế từ du lịch sinh thái, thu thập và lưu giữ được các nguồn gen quý. Những cán bộ của doanh nghiệp, người dân được đào tạo, tập huấn trở thành những nhà khuyến nông tự nguyện, người lao động có tay nghề. Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.

cây dược liệu, Cát Sâm

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Quy mô phát triển của dự án từ kết quả của dự án được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Diện tích từ 2ha của mô hình tăng lên 15-20ha. Tại các huyện như Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Hiệu quả kinh tế của dự án ước tính từ 140-220 triệu đồng/năm.