Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

DAKH.HG-01.17

17/TT-TTTL

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển trồng Lan kim tuyến trên hốc đá trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển Nông Lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam

UBND Tỉnh Hà Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Hoàng Thanh Phúc

1- KS. Nguyễn Văn Quý - Thành viên - Chi nhánh Công ty CP PTNLN&MT Việt Nam; 2- KS. Nguyễn Thị Lụa - Thành viên - Chi nhánh Công ty CP PTNLN&MT Việt Nam; 3- PGS.TS. Trần Thị Thu Hà - Thành viên - Viện NC&PT Lâm nghiệp; 4- GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn - Thành viên - Viện NC&PT Lâm nghiệp; 5- PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Thành viên - Viện NC&PT Lâm nghiệp; 6- GS.TS. Phạm Văn Điển - Thành viên - Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang; 7- KS. Đồng Anh Đài - Thành viên - Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang; 8- KS. Nguyễn Quang Tuyên - Thành viên - Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên.

Khoa học nông nghiệp

06/2017

06/2020

24/11/2020

17/TT-TTTL

23/03/2021

Trung Tâm Thông Tin Và Chuyển Giao Công Nghệ Mới

Phát triển trồng Lan kim tuyến trên hốc đá tại tỉnh Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho các hộ dân, giải quyết được việc thiếu nguyên liệu dược liệu trong nước và xuất khẩu, đồng thời nâng cao tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ, chống xói mòn đất và giữ ẩm cho đất. Cụ thể: Hoàn thiện quy trình công nghệ trồng thâm canh Lan kim tuyến chất lượng ổn định, năng suất cao phù hợp với điều kiện khu vực các hốc đá trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Xây dựng được 02 mô hình trồng Lan kim tuyến (mỗi mô hình 10.000 khóm, tương đương với 30.000 cây) trên hốc đá và dưới tán rừng trên địa bàn xã Đông Hà - huyện Quản Bạ và khu bảo tồn thiên nhiên chí sản - huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; Đào tạo10 cán bộ kỹ thuật viên làm chủ được công nghệ chuyển giao; tập huấn cho 100 lượt hộ nông dân nắm chắc các quy trình kỹ thuật trong trồng thâm canh cây Lan kim tuyến tại khu vực các hốc đá và dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Đề xuất được các giải pháp phát triển trồng Lan kim tuyến và thị trường tiêu thụ sản phẩm Lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
HSĐKTTKH&CN-01/2021
Căn cứ vào khả năng sinh trưởng của cây trồng và kết quả nghiên cứu năng suất của cây Lan kim tuyến ở một số vùng của Việt Nam có điều kiện tự nhiên tương đồng như ở tỉnh Hà Giang thì sản lượng khai thác của các loại cây dược liệu được trồng trên địa bàn dự kiến thu hoạch như sau: - Năng suất Lan kim tuyến/1ha: Thu hoạch sau 18 tháng trồng 250 kg phẩm tươi (thân, lá). - Tổng thu nhập: Để tính toán thu nhập, đảm bảo khả năng ổn định; sau khi đánh giá rủi ro, nhất là giá bán giảm so với hiện tại do tăng sản lượng ở nhiều vùng trồng, dự án đưa ra phương án năng suất và giá bán ở mức thấp nhất so với năng suất dự kiến và giá bán hiện nay. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vùng dự án từ trồng cây Thảo quả dưới tán rừng. Thu nhập trung bình khi phát triển trồng cây Thảo quả khoảng 54,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó giá trị thu nhập khi trồng cây Lan kim tuyến ước đạt 179,5 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3,2 lần so với trồng cây Thảo quả. Nếu so sánh với trồng các loài cây dược liệu dưới tán rừng thì rõ ràng thu nhập từ trồng cây dược liệu Lan kim tuyến là cao hơn nhiều. Do vậy, thông qua dự án này sẽ tạo được tiền đề về cây giống, khoa học kỹ thuật để người dân có khả năng phát triển được các loài dược liệu này trong thời gian tới.

Lan kim tuyến; Trồng trọt; Khoa học và công nghệ; Ứng dụng

Ứng dụng

Dự án KH&CN