Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại cây ăn quả (Mãng cầu ta nhãn ổi) tại huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh

Trung tâm Thông tin -Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Tây Ninh

UBND Tỉnh Tây Ninh

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Văn Lai

- Nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn sản phẩm cho cây mãng cầu ta thông qua mô hình trình diễn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); mô hình rải vụ trái; mô hình tỉa thưa trái. - Nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn sản phẩm cho cây nhãn tiêu da bò thông qua các mô hình trình diễn phòng trừ bệnh “chổi rồng”, bệnh thối - nứt trái. - Nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn sản phẩm cho cây ổi thông qua mô hình thâm canh áp dụng các biện canh tác tổng hợp trên ổi. - Đào tạo kỹ thuật viên và đánh giá viên nội bộ làm nòng cốt nhân rộng mô hình VietGAP trên mãng cầu ta sau khi dự án kết thúc. - Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, tham quan nhằm giới thiệu và nhân rộng mô hình các loại cây ăn quả trên. Trong năm 2018, Trung tâm thực hiện tuyên truyền kết quả dự án trên các bản tin KHCN và các buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức KHCN.
- Tăng thu nhập cho người tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ các mô hình sản xuất mãng cầu ta, nhãn và ổi đã được khẳng định trong thực tế với lợi nhuận trung bình ở cây mãng cầu ta sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 3 - 5 năm tuổi từ 58,581 –96,246 triệu đồng/ha cao hơn đối chứng 120,8 – 166,6 %, đối với mô hình rải vụ mãng cầu ta lợi nhuận trung bình 59,312 – 59,553 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng 97,9 – 107,1, đối với mô hình tỉa thưa trái tỷ lệ trái loại 1 tăng 3,82 lần, hiệu quả kinh tế tăng 111,8%, đối với mô hình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại, năng suất tăng 107,4% và hiệu quả kinh tế tăng 443,1% và đối với mô hình thâm canh tổng hợp trên cây ổi hiệu quả kinh tế tăng 42,35% đến 60,35%. - Dự án đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên nòng cốt nắm bắt được kiến thức, làm chủ quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và 200 nhà vườn hiểu biết và có thể thực hành sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các kỹ sư và kỹ thuật viên, nhà vườn trồng mãng cầu ta, nhãn và ổi mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng. - Tạo công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương. Quá trình tham gia thực hiện dự án người nông dân sản xuất mãng cầu ta, nhãn và ổi đã từng bước ý thức việc tuân theo đúng quy trình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng biện pháp xử lý ra hoa rải vụ, biện pháp tỉa thưa quả mãng cầu ta thích hợp, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả trên cây nhãn, biện pháp thâm canh tổng hợp trên cây ổi để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường. - Tăng cường kiến thức, kỹ năng giúp nhà vườn sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, nông dược giảm tác động đối với môi trường và đối với sức khỏe người sản xuất. - Cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu đất nhằm đảm bảo tính bền vững, giảm xói mòn và thoái hóa đất. - Sử dụng nguồn nước thích hợp và hiệu quả nên giảm tác hại đến môi trường; thích ứng tốt hơn, đối phó tốt hơn với tình hình hạn hán do biến đổi khí hậu. - Giúp tăng hiệu quả sử dụng đất; tăng diện tích phủ xanh, tác động có lợi cho môi trường.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại cây ăn quả (Mãng cầu ta, nhãn, ổi)

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Tăng thu nhập cho người tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ các mô hình sản xuất mãng cầu ta, nhãn và ổi đã được khẳng định trong thực tế với lợi nhuận trung bình ở cây mãng cầu ta sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 3 - 5 năm tuổi từ 58,581 –96,246 triệu đồng/ha cao hơn đối chứng 120,8 – 166,6 %, đối với mô hình rải vụ mãng cầu ta lợi nhuận trung bình 59,312 – 59,553 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng 97,9 – 107,1, đối với mô hình tỉa thưa trái tỷ lệ trái loại 1 tăng 3,82 lần, hiệu quả kinh tế tăng 111,8%, đối với mô hình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại, năng suất tăng 107,4% và hiệu quả kinh tế tăng 443,1% và đối với mô hình thâm canh tổng hợp trên cây ổi hiệu quả kinh tế tăng 42,35% đến 60,35%. - Dự án đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên nòng cốt nắm bắt được kiến thức, làm chủ quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và 200 nhà vườn hiểu biết và có thể thực hành sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các kỹ sư và kỹ thuật viên, nhà vườn trồng mãng cầu ta, nhãn và ổi mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng. - Tạo công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương. Quá trình tham gia thực hiện dự án người nông dân sản xuất mãng cầu ta, nhãn và ổi đã từng bước ý thức việc tuân theo đúng quy trình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng biện pháp xử lý ra hoa rải vụ, biện pháp tỉa thưa quả mãng cầu ta thích hợp, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả trên cây nhãn, biện pháp thâm canh tổng hợp trên cây ổi để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường. - Tăng cường kiến thức, kỹ năng giúp nhà vườn sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, nông dược giảm tác động đối với môi trường và đối với sức khỏe người sản xuất. - Cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu đất nhằm đảm bảo tính bền vững, giảm xói mòn và thoái hóa đất. - Sử dụng nguồn nước thích hợp và hiệu quả nên giảm tác hại đến môi trường; thích ứng tốt hơn, đối phó tốt hơn với tình hình hạn hán do biến đổi khí hậu. - Giúp tăng hiệu quả sử dụng đất; tăng diện tích phủ xanh, tác động có lợi cho môi trường.