liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-09/17

2023-02-1494/NS-KQNC

Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở ổn định bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Nguyễn Anh Tiến

ThS. Trương Thị Nhàn (Thư ký đề tài); PGS.TS. Hoàng Văn Huân; PGS.TS. Nguyễn Thế Biên; ThS. Đỗ Hoài Nam; KS. Lê Đức Vĩnh; ThS. Nguyễn Văn Điển; ThS. Phan Thị Hà Tuyên; ThS. Trịnh Công Dân; TS. Lê Văn Tuấn; ThS. Hoàng Đức Cường; ThS. Lương Văn Khanh; ThS. Bùi Văn Hùng; KS. Mai Hồng Hải Hà; KS. Ngô Tiến Khiêm; KS. Vũ Phúc Đông; KS. Đinh Văn Thắng; KS. Cao Văn Đệ; CN. Phạm Thị Kim Châu; CN. Nguyễn Thị Thanh Thảo; ThS. Hoàng Thị Kim Anh; ThS. Dương Đình Đi

Kỹ thuật thuỷ lợi

01/2017

03/2023

07/09/2023

2023-02-1494/NS-KQNC

09/10/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Đề tài đã ứng dụng kết quả nghiên cứu xây dựng 01 công trình thử nghiệm đê giảm sóng phòng chống xói lở, ổn định bờ biển. Địa điểm: Xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Quy mô công trình với chiều dài tuyến công trình đê giảm sóng 202m, cao trình đỉnh đê thi công +1,75m, cao trình khối chân đế +0,20m, kết cấu chính dạng đê giảm sóng xa bờ bằng đê ngầm cọc phức hợp gồm phần khối chân đế bằng bê tông cốt thép M400 có tiết diện hình thang cân và phần hệ cọc trụ tròn bê thông cốt thép dự ứng lực D300 lắp ghép trên đỉnh khối chân đế, chân đê phía biển gia cố rọ đá kích thước (2x5x0,5)m có bề rộng 2,0m và chân đê phía đồng xếp lăng thể đá gia cố dày 50cm với mái đá xếp m=1. Công trình đã bàn giao cho Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau theo công văn số 467/VKHTLVN-KHTH ngày 30/05/2023 về việc bàn giao công trình thử nghiệm thuộc đề tài ĐTĐL.CN-09/17 cho đơn vị quản lý khai thác và Quyết định số 946/QĐ-SNN ngày 26/06/2023 về việc giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng Công trình thử nghiệm đê giảm sóng.
23094
- Đề tài đề xuất 2 giải pháp công nghệ phòng chống xói lở, ổn định bờ biển cho 5 khu vực thuộc VNC, đó là (i) Kè cọc bê tông ly tâm và (ii) Đê rỗng phức hợp. Trong đó, công trình đê rỗng phức hợp có dạng kết cấu mới phi truyền thống, có cơ sở khoa học và lý luận thiết kế rõ ràng để đánh giá hiệu quả giảm sóng của công trình theo chức năng thiết kế. Nguyên lý và chức năng giảm sóng của công trình mô phỏng dựa theo nguyên lý giảm sóng tự nhiên của cây rừng ngập mặn ven biển. Công trình có dạng lắp ghép linh hoạt bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn định hình, cấu tạo gồm phần khối đế là một thân đê ngầm rỗng tiêu hao năng lượng sóng thông qua quá trình sóng vỡ, phản xạ, ma sát và dòng chảy thân đê, phần hệ cọc lắp ghép bên trên đỉnh đê ngầm rỗng tiêu hao năng lượng sóng nhờ công của lực cản. Tính mới và trình độ sáng tạo của giải pháp công trình này chính là việc đề xuất bố trí linh hoạt thêm hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm để tăng hiệu quả giảm sóng của đê ngầm, nhưng không ngăn cản hoàn toàn sự lưu thông của nước qua tuyến đê, giúp duy trì các quá trình trao đổi chất, trao đổi nước bên trong và ngoài tuyến đê, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên vùng phụ cận, đồng thời còn có khả năng gây bồi, tạo bãi, hỗ trợ bảo tồn hay tái sinh hệ sinh thái RNM phía biển Tây của ĐBSCL, kết cấu công trình phù hợp với địa chất nền bùn mềm yếu khả năng chịu tải kém, thi công lắp đặt nhanh, giá thành hợp lý, có khả năng luân chuyển tái sử dụng. - Đề tài đã xây dựng thử nghiệm thành công 202m chiều dài công trình đê rỗng phức hợp tại bờ biển khu vực phía Nam cửa biển Khánh Hội, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Sau khi xây dựng tiến hành quan trắc cho thấy công trình đã có hiệu quả giảm sóng và gây bồi khá rõ ràng. - Đề tài đã xây dựng được Hướng dẫn các giải pháp và công nghệ bảo vệ bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên) với đầy đủ trình tự các bước hướng dẫn tính toán thiết kế và thi công có thể áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt, vận dụng kết quả nghiên cứu để đề xuất chu trình và phương pháp tính toán xác định kích thước hình học mặt cắt ngang của công trình theo chức năng thiết kế, một dạng bài toán kỹ thuật làm cơ sở cho việc phân tích lựa chọn qui mô công trình thường ít được quan tâm trong bước tính toán thiết kế hiện nay. - Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao về nghiên cứu khoa học biển, tìm ra giải pháp khoa học công nghệ chống xói lở bờ biển hợp lý, thân thiện môi trường tự nhiên phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học kỹ thuật do đã giải quyết căn cơ tình trạng sạt lở bờ biển hiện nay trên địa tỉnh Kiên Giang và một phần tỉnh bờ biển tỉnh Cà Mau (biển Tây), từng bước phục hồi và khôi phục lại dải rừng ngập mặn ven biển, giải quyết trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khai thác thượng nguồn bất cập hiện nay. Địa chỉ ứng dụng: - Xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Thời gian ứng dụng: 27/06/2023 – 31/12/2023

Bờ biển; Xói lở; Phòng, chống xói lở; Công nghệ; Biện pháp

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Phát triển công nghệ mới, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tạo 02 Thạc sĩ và cung cấp tài liệu cho 01 Tiến sĩ