liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

12/GCNKHCN

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô tế bào KLTA3 và KL2 năng suất cao trên một số điều kiện lập địa của tỉnh Phú Thọ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Trần Hữu Chiến

Khoa học nông nghiệp

01/2016

12/2019

12/03/2020

12/GCNKHCN

06/05/2020

Trung tâm ứng dụng và Thông tin KHCN

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh giống Keo KLTA3 và KL2 từ nguồn giống nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở quy trình ban đầu và những điều chỉnh trong quá trình xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô KLTA3 và KL2 trên thực tế, tiến hành tổng hợp và biên soạn lại bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh hai giống Keo lai nuôi cấy mô KLTA3 và KL2 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. -Chuyển giao, đào tạo tập huấn cho 100 lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng thâm canh Keo lai nói chung và 02 loài Keo lai trên nói riêng. + Số lớp: 02 lớp (1 lớp/xã) + Số lượng học viên của mỗi lớp: 50 người + Địa điểm: huyện Đoan Hùng và Thanh Sơn. + Thời gian: 2 ngày (01 ngày lý thuyết + 01 ngày thực hành và giải đáp thắc mắc) + Nội dung tập huấn: Kỹ thuật trồng rừng thâm canh 2 giống cây Keo lai KLTA3 và KL2 làm nguyên liệu giấy, bao gồm các khâu: Phương thức, mật độ trồng, xử lý thực bì, làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
Hiệu quả kinh tế trực tiếp của dự án là người dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông được hưởng lợi từ việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu giấy. Tập huấn kỹ thuật trồng rừng thâm canh, cách lựa chọn cây giống, công tác chuẩn bị đất trồng, đào hố tiêu chuẩn, bón phân, tỉa dặm hợp lý trong quá trình trồng và chăm sóc. Nhờ đó, không chỉ các hộ dân tham gia thực hiện mô hình mà nhiều hộ dân khác tại các địa phương đã thay đổi được tập quán canh tác, từ chỗ trồng chay, trồng dày, mua giống xô bồ sang trồng rừng có đầu tư thâm canh, mua giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; trồng, chăm sóc và bảo vệ theo đúng quy trình kỹ thuật.Ngoài ra, tạo tiền đề phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trang bị, bồi dưỡng cho cán bộ chỉ đạo sản xuất, người trồng rừng kiến thức về các tiến bộ kỹ thuật mới, tiến tiến trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thông qua mô hình trình diễn để nông dân trong tỉnh thăm quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm, sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Việc triển khai dự án sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô tế bào KLTA3 và KL2 năng suất cao, có thể giúp xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra, còn duy trì ổn định độ che phủ rừng của khu vực, vừa tạo ra thu nhập từ rừng trồng và vừa hấp thụ các bon giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ vệ môi trường sinh thái.

keo lai

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Với mục tiêu của dự án là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng thành công mô hình trồng rừng thâm canh giống Keo lai nuôi cấy mô tế bào KLTA3 và KL2 năng suất cao làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần bổ sung vào cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng nhằm cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Vì vậy sau khi kết thúc dự án, những kết quả thành công của dự án sẽ được tổng kết thành bài học để nhân rộng cho các địa phương khác. Sau khi dự án kết thúc, phương án phát triển trồng rừng Keo lai mô được dự kiến như sau: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy có đủ năng lực để cung cấp các giống Keo lai có năng suất cao, chất lượng tốt cho người dân. Ngoài ra sẵn sàng liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh Phú Thọ để trồng rừng kinh doanh nguyên liệu giấy. Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, hội nghị hội thảo để người dân và các tổ chức cá nhân có nhu cầu nắm được kỹ thuật trồng rừng nói chung và kỹ thuật trồng rừng 02 giống Keo lai mô KLTA3 và KL2 nói riêng.

Hiệu quả kinh tế trực tiếp của dự án là người dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông được hưởng lợi từ việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu giấy. Tập huấn kỹ thuật trồng rừng thâm canh, cách lựa chọn cây giống, công tác chuẩn bị đất trồng, đào hố tiêu chuẩn, bón phân, tỉa dặm hợp lý trong quá trình trồng và chăm sóc. Nhờ đó, không chỉ các hộ dân tham gia thực hiện mô hình mà nhiều hộ dân khác tại các địa phương đã thay đổi được tập quán canh tác, từ chỗ trồng chay, trồng dày, mua giống xô bồ sang trồng rừng có đầu tư thâm canh, mua giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; trồng, chăm sóc và bảo vệ theo đúng quy trình kỹ thuật.Ngoài ra, tạo tiền đề phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Kết quả cho thấy mô hình rừng trồng 2 giống Keo lai muôi cây mô KLTA3 và KL2 theo đúng quy trình kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với rừng trồng cógiống sô bồ, không rõ nguồn gốc và trồng rừng không theo quy trình kỹ thuật.