- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo bong bóng hơi (Cavitation) trong công nghệ sản xuất dầu gốc sinh học từ mỡ cá
- Đặc điểm điện tâm đồ bất thường và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Hồng Dân năm 2015
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng chống sâu keo mùa thu Spodotera frugiperda hại ngô tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Sản xuất triển khai áp dụng các dung dịch khử khuẩn bằng công nghệ hoạt hóa và công nghệ nano trong y tế và dân dụng
- Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất vắc xin bại liệt bất hoạt ở qui mô công nghiệp
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ chống xói lở bảo vệ bờ biển hợp lý cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên mô hình vật lý
- Nhiệt động lực học và ứng dụng trong vấn đề mô hình hóa phân tích ổn định và điều khiển quá trình hóa học
- Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng hướng tới phát triển bền vững các doanh nghiệp sản xuất chế tạo – Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế
- Tuyển chọn và phát triển một số giống hoa hồng nhập nội tạo nguồn giống mới cho làng nghề trồng hoa phục vụ phát triển cảnh quan du lịch Thành phố Ninh Bình
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.03.18/11-15
2016-53-1228
Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS.TS. Đinh Văn Hường, PGS.TS. Dương Xuân Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi, TS. Trần Bá Dung, TS. Đỗ Thị Quyên, PGS.TS. Hoàng Tất Thắng, TS. Huỳnh Văn Thông
Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam
01/2014
12/2015
16/05/2016
2016-53-1228
Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra 5 đặc điểm của văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay là: Thứ nhất, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, hệ thống truyền thông đại chúng đã có bước tiến vượt bậc, đem lại đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đáp ứng quyền hưởng thụ thông tin và văn hóa của công chúng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các vùng miền, khoảng cách về công nghệ số vẫn hiện hữu, và có nguy cơ doãng rộng ra giữa thành thị và nông thôn, giữa đô thị và miền núi, gây nôn tình trạng bất bình đẳng trong việc hưởng thụ văn hóa, bất bình đẳng về giáo dục, an sinh xã hội, và làm khoảng cách giàu nghèo càng rõ nét hơn. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định của xã hội. Thứ hai, vấn đề định hướng giá trị thông qua tấm gương điển hình và vấn đề “người nổi tiếng” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí Việt Nam là công cụ đắc lực của Đảng, Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, việc tuyên truyền nhân tố mới, gương người tốt việc tốt trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan báo chí, nhằm tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến.Tuy nhiên, cách thức tuyên truyền vẫn đơn điệu, hình thức không phong phú, và đặc biệt là không có chiến lược biến “gương người tốt việc tốt” trở thành hình mẫu điển hình, thành người anh hùng - người nổi tiếng trong xã hội. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của truyền thông đại chúng trong cơ chế thị trường, người nổi tiếng - vì được xuất hiện nhiều trên truyền thông đã xuất hiện dày đặc. Phần lớn người nổi tiếng thuộc giới showbiz, và được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với vẻ giàu có, nhiều mô típ người đẹp - đại gia,... khiến việc định hướng giá trị cho giới trẻ bị tác động mạnh. Thứ ba, văn hóa phản biện và sự dân chủ trong đời sống xã hội có nhiều chuyển biến trong bối cảnh bùng nổ truyền thông đại chúng. Công chúng không chỉ là người tiếp nhận thông tin thụ động, mà chủ động chia sẻ, truyền tải và thể hiện ý kiến của mình. Trong nhiều trường hợp, ý kiến của dư luận xã hội đã khiến cho nhà hoạch định chính sách phải điều chỉnh lại quyết sách của mình. Sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội được định hình rõ nét hơn. Tuy nhiên, lại xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn, khi thông tin được chia sẻ rộng khắp trên Internet không phải lúc nào cũng là thông tin chính xác. Điều này có thể dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng nếu công chúng bị dẫn dắt và chi phối bởi những thông tin tiêu cực, lệch lạc và thiếu chính xác này. Thứ tư, văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số. Với sự hấp X dẫn cả về hình ảnh và âm thanh, văn hóa đọc đang bị văn hóa nghe - nhìn lấn lướt. Tuy nhiên, trong khi Đảng và Nhà nước, và nhiều người quan tâm, lo ngại và tìm cách phát triển văn hóa đọc, thì thực trạng xuất bản phẩm ở Việt Nam có nhiều bất cập. Gần 80% sách xuất bản là sách giáo khoa. Sách văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Bên cạnh đó, dòng sách thị trường, sách ngôn tình, sách kém chất lượng tràn lan, có nguy cơ tác động xấu đến công chúng độc giả. Sách cho vùng nông thôn, miền núi còn hạn chế. Đây là những chỉ báo đáng quan ngại trong bối cảnh bùng nổ truyền thông hiện nay. Thứ năm, vấn đề hội nhập văn hóa truyền thông đại chúng quốc tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Trong lịch sử phát triển, Việt Nam đã nhiều lần giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa lớn trong khu vực, nhưng chưa bao giờ, Việt Nam được tiếp xúc với mọi nền văn hóa trên toàn cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng, và phong phú, đa dạng như hiện nay. Bên cạnh được mở rộng giao lưu và hội nhập, làn sóng văn hóa ngoại lai ồ ạt xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khiến cho văn hóa truyền thống của Việt Nam bị cạnh tranh, và chịu nhiều áp lực.
Đề tài đã thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu đã cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu ở mức độ cao nhất về chất lượng chuyên môn, và đáp ứng tốt các yêu cầu về tiến độ triển khai nghiên cứu đề tài. Kết quả nghiên cứu có nhiều đóng góp mới mẻ, đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, nội dung thông tin phong phú, nhiều chiều. Kết quả nghiên cứu của đề tài, và giải pháp, khuyến nghị của nhóm chuyên gia nghiên cứu đề tài có tính thuyết phục cao, được các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí (như Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương...), các cơ quan đào tạo báo chí như Trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG HÀ Nội), và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp nhận và ứng dụng vào hoạt động lãnh đạo, điều hành, quản lý báo chí và đào tạo nghiên cứu báo chí truyền thông.
Truyền thông đại chúng;Văn hóa truyền thông đại chúng;Toàn cầu hóa;Báo chí truyền thông; Việt Nam
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 Tiến sỹ, 08 Thạc sỹ