liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.10/16-20

2021-64-1190/KQNC

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam

Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Bộ Y tế

Quốc gia

GS. TS. Trịnh Hồng Sơn

ThS. Lê Thị Kim Nhung, ThS. Hoàng Giang, ThS. Nguyễn Thành Khiêm, TS. Phùng Duy Hồng Sơn, ThS. Phạm Gia Anh, ThS. Bùi Trung Nghĩa, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Ninh Việt Khải, ThS. Ngô Thị Huyền, CN. Vũ Thị Hồng Vân, ThS. Cao Mạnh Thấu, ThS. Nguyễn Hoàng Phúc, ThS. Nguyễn Tiến Dũng, PGS. TS. Đồng Văn Hệ, TS. Trịnh Yên Bình, ThS. Cao Tiến Sỹ, ThS. Nguyễn Thúy An

Ghép mô, tạng

07/2018

12/2020

08/04/2021

2021-64-1190/KQNC

25/06/2021

Ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học trong Thế kỷ 20. Về mặt tổ chức và điều hành, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bất cứ bệnh viện nào có ghép tạng đều phải thực hiện 4 bước sau đây: (1) Chuẩn bị người nhận; (2) Chuẩn bị người cho; (3) Chuẩn bị về nhân lực và kỹ thuật và (4) Xây dựng kế hoạch nằm viện, theo dõi và chăm sóc sau ghép. Ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học trong Thế kỷ 20. Về mặt tổ chức và điều hành, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bất cứ bệnh viện nào có ghép tạng đều phải thực hiện 4 bước sau đây: (1) Chuẩn bị người nhận; (2) Chuẩn bị người cho; (3) Chuẩn bị về nhân lực và kỹ thuật và (4) Xây dựng kế hoạch nằm viện, theo dõi và chăm sóc sau ghép
19451
Về phần mềm cập nhập danh sách nhu cầu ghép tạng được nhân rộng áp dụng tại: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Thận Hà Nội. - Về các quy định, quy trình điều phối ghép tạng được áp dụng, nhân rộng tại 22 Trung tâm ghép: Học viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 198, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Xuyên Á. *Về hiệu quả của nhiệm vụ: Hiệu quả kinh tế - Các cơ sở y tế sẽ sàng lọc được người bệnh có chỉ định ghép tạng, các trung tâm ghép sẽ có thêm nguồn tạng ghép từ quy trình điều phối. - Tăng nguồn tạng hiến, bước đầu giải quyết phần nào vấn đề khan hiếm tạng hiện nay tại Việt Nam, từ đó tăng hiệu quả kinh tế (một người bệnh chết não hiến tạng có thể hiến cho 7 – 8 người nhận). - Người có nhu cầu ghép tạng đều ở lứa tuổi lao động, lứa tuổi cống hiến tài năng, trí tuệ và sức khỏe, việc ghép tạng đem lại cuộc sống mới cho người bệnh đặc biệt là những người bệnh trẻ tuổi, có tri thức và đóng góp cho xã hội. Đây là những giá trị vô giá mà ngành y tế đem lại cho xã hội nói chung và cho người bệnh nói riêng. Hiệu quả xã hội - Quy trình đánh giá nhu cầu ghép tạng, danh sách chờ ghép quốc gia của Việt Nam khẳng định hệ thống điều phối ghép tạng Việt Nam sánh ngang trình độ các nước tiên tiến và hơn một số nước trong khu vực. - Giúp cho nhiều người bệnh có chỉ định ghép tạng có cơ hội lớn được ghép tạng. - Đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc tuyên truyền, vận động người hiến tạng - Hạn chế và tiến tới đầy lùi nạn buôn bán tạng đang diễn ra rất phức tạp trong thời gian qua góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Ghép tạng; Quy trình; Điều phối; Phương pháp điều trị bệnh

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không