liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

VII1.2-2010.04

2016-53-714/KQNC

Văn học Phật giáo Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng

GS.TS. Lã Nhâm Thìn, PGS.TS. Phạm Văn Khoái, PGS.TS. Vũ Thanh, TS. Đặng Thị Hảo, TS. Phạm Ngọc Lan

Nghiên cứu tôn giáo

04/2011

04/2014

26/11/2010

2016-53-714/KQNC

19/11/2016

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:

Nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật của văn học Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy cho đến hiện nay, được khảo sát bằng phương pháp thể loại. Thông qua nghiên cứu các thể loại văn học Phật giáo tiêu biểu, xác định những giá trị tư tưởng, nghệ thuật và số phận của nó trong tiến trình lịch sử.. - Một dòng văn học có đặc điểm riêng về nội dung và nghệ thuật, nhưng không khép kín tự thân trong trong đời sống Phật giáo mà có mối quan hệ mật thiết, thậm chí có khi hòa hỗn với các dòng/bộ phận văn học khác và với cuộc sống trần thế. - Một dòng văn học không chỉ được hiểu như sự thể hiện giáo lý, phát biểu cho giáo lý, hay tương ứng với giáo lý, nhận thức giáo lý, hay cuộc sống tu hành mà gắn bó máu thịt với những vấn đề của cuộc sống con người mang tính lịch sử cụ thể. - Một dòng văn học thuộc cả về văn chương bình dân lẫn văn chương bác học, cung đình, phản ánh đời sống tâm hồn, đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp xã hội trong những hoàn cảnh cụ thể. - Một dòng văn học không chỉ phi ngã, mà còn hữu ngã, phản ánh đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của con người với những đặc điểm riêng về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:

Văn học Phật giáo là khái niệm chỉ toàn bộ những tác phẩm văn học viết về đời sống Phật giáo, hay mang cảm hứng Phật giáo khi phản ánh cuộc sống hiện thực. Những đặc điểm Phật giáo là yếu tố chi phối quan trọng nhất đối với toàn bộ quá trình sáng tạo văn học, từ lực lượng sáng tác (Thiền sư, người am hiểu yêu mến đạo Phật) đến mục đích sáng tác (ngộ đạo, thể nghiệm, truyền đạo hay bộc lộ thái độ, tâm trạng, tình cảm, Phật giáo đối với cuộc đời);từ nội dung tư tưởng (chủ đề, đề tài, cảm hứng sáng tác) đến các hình thức nghệ thuật (trong việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ Phật giáo, các thể loại và biện pháp nghệ thuật có yếu tố Phật giáo thích hợp); từ quá trình mã hóa đến quá trình giải mã nghệ thuật của văn học Phật giáo”. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có được chuyển giao cho một số cơ quan và cán bộ quản lý của các cơ quan đối ngoại như Giáo Hội Phật giáo Việt Nam,... để góp phần tham gia hoạch định chính sách.

 

12556

1.9.3. Đóng góp về quả xã hội + Đối với hoạt động quản lý:

- Văn học Phật giáo đã góp phần hình thành và phát triển những giá trị tinh thần cao đẹp của con người Việt Nam - Văn học Phật giáo đã góp phần định hướng tư tưởng, lối sống của con người Việt Nam - Văn học Phật giáo đã góp phần giáo dục bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam

+ Đối với hoạt động đào tạo:

- Được sử dụng như tài liệu giảng dạy ở cả hệ cử nhân và sau đại học của các cơ sở đào tạo về tôn giáo ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế

+) Đôi với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhãn thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.

- Đề tài giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

 

Văn học; Phật giáo; Lịch sử; Tư tưởng nghệ thuật

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 4

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

03 ThS