Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2024-02-0265/NS-KQNC

Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch ADN (DNA barcode) cho một số loài cây lâm nghiệp gỗ lớn lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế

Trường Đại học Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS.TS. Hà Văn Huân

ThS. Hoàng Minh Trang, ThS. Phạm Quang Chung, ThS. Phùng Văn Phê, TS. Nguyễn Văn Việt, TS. Lê Thọ Sơn, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, TS. Lê Thị Thu Hiền, TS. Trần Hồ Quang, TS. Nguyễn Cường

Lâm nghiệp

01/2015

12/2017

2024-02-0265/NS-KQNC

05/03/2024

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

1. Thu thập mẫu và làm tiêu bản thực vật: a) Kết quả: Đã thu được 255 mẫu (3 mẫu/loài x 85 loài) để tách chiết ADN tổng số phục vụ xây dựng bộ cơ sở dữ liệu ADN mã vạch và đã làm được 85 tiêu bản thực vật (1 tiêu bản/loài x 85 loài) cho 85 loài cây lâm nghiệp gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế. b) Ứng dụng: - Để tách chiết ADN từ các mẫu phục vụ nghiên cứu khác có liên quan. - Làm tiêu bản chuẩn để đối sánh. 2. Tạo cơ sở dữ liệu mã vạch ADN cho các loài nghiên cứu: a) Kết quả: Đã xác định được trình tự nucleotide của 425 đoạn ADN mã vạch cho 85 loài cây nghiên cứu (5 đoạn ADN mã vạch/loài x 85 loài); đã xác định được 85 đoạn trình tự ADN mã vạch đặc trưng cho từng loài cây nghiên cứu (01 đoạn ADN mã vạch đặc trương/ loài x 85 loài) đây là bộ cơ sở dữ liệu ADN chuẩn quan trọng để phục vụ công tác kiểm định, giám định loài, phân tích quan hệ di truyền, đa dạng di truyền của 85 loài cây nghiên cứu. b) Ứng dụng: Để giám định loài và xác định mối quan hệ di truyền . 3. Xây dựng quy trình giám định ADN cho một số loài cây nghiên cứu: a) Kết quả: Đã xây dựng được Quy trình kỹ thuật giám định cho 85 loài cây lâm nghiệp gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế. Quy trình gồm 6 bước chính như: Thu mẫu; Tách chiết và tinh sạch ADN tổng số; Nhân bản các đoạn mã vạch ADN bằng kỹ thuật PCR; Giải trình tự nucleotide các đoạn mã vạch ADN; Xử lý, phân tích, so sánh với Ngân hàng dữ liệu ADN và Kết luận; các thông số cụ thể của từng bước được thể hiện trong các Phụ lục của Quy trình. Quy trình đã được Hội đồng KHCN cấp Bộ nghiệm thu và đề nghị công nhận là Tiến bộ kỹ thuật cấp Bộ; đã được Cục Bản quyền cấp Giấy Chứng nhận Quyền tác giả (Số: 4205/2017/QTG). b) Ứng dụng: Giám định cho 85 loài cây lâm nghiệp gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế Thiết kế, xây dựng phần mềm quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu mã vạch ADN a) Kết quả: Đã thiết kế và xây dựng được phần mềm quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ADN mã vạch hay còn gọi là Ngân hàng dữ liệu DNA Việt Nam (Vietnam DNA Data Bank). Phần mềm đã được Cục Bản quyền cấp Giấy Chứng nhận Quyền tác giả (Số: 5552/2016/QTG). b) Ứng dụng: Phần mềm có những đóng góp quan trọng, giúp các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước, quản lý thị trường và quản lý nguồn tài nguyên sinh vật sẽ có một cơ sở dữ liệu ADN, một công cụ kiểm tra, đánh giá chính xác và hiệu quả hơn từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí đem lại hiệu quả cao hơn.
23675
a) Đối với kinh tế - xã hội và môi trường: - Trong quản lý thương mại: mã vạch ADN được ứng dụng để quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại, chất lượng của gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ (dược liệu) góp phần quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên lâm sản, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ngoài ra, mã vạch ADN được ứng dụng tại cơ quan hải quan để kiểm soát các hoạt động vận chuyển lâm sản qua biên giới. - Trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường: Mã vạch ADN còn hỗ trợ việc kiểm soát hành vi khai thác lâm sản trái phép. Việc khai thác lâm sản quá mức không có kiểm soát sẽ dẫn đến sự suy giảm, thậm chí tuyệt chủng của nhiều loài. Để kiểm soát khai thác, nhà nước cần phải thiết lập hệ thống quản lý một cách hiệu quả, nhằm thúc đẩy công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Trong nghiên cứu lịch sử, khảo cổ và bảo tồn: Trong rất nhiều công trình lịch sử như đình, chùa, công trình cổ, công trình văn hóa, những mẫu gỗ khai quật được từ lòng đất khó hoặc không thể xác định được thông qua các đặc điểm về hình thái, mã vạch ADN sẽ hỗ trợ việc giám định các loại mẫu này để phục vụ nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, khảo cổ và bảo tồn. b) Ý nghĩa khoa học: - Trong nghiên cứu khoa học: mã vạch ADN được xem là công cụ mới, có hiệu quả hỗ trợ các các nhà khoa học nghiên cứu về phân loại, đa dạng di truyền, quan hệ di truyền, và phát hiện loài mới. Ưu việt của việc sử dụng mã vạch ADN là có tính chính xác cao có thể phân biệt được loài, thậm chí dưới loài; có thể lấy mẫu ở các trạng thái, giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật, thậm chí mẫu đã chết, đã qua chế biến hoặc bảo quản nhiều năm; - Thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tin sinh học (bioinformatic), lĩnh vực vẫn còn rất mới và non trẻ ở Việt Nam. - Góp phần đưa khoa học nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực về công nghệ gen, tin sinh học, khoa học thực vật.

ADN; DNA barcode; cây lâm nghiệp gỗ lớn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 Thạc sĩ