
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm chân vịt nửa nước dạng cắt mặt lắp đặt trên các phương tiện chở khách cao tốc
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm hệ thống thiết bị chống ăn mòn catôt sử dụng dòng điện ngoài để bảo vệ vỏ tàu biển đạt tiêu chuẩn TCVN 6051:1995
- Hỗ trợ quản lý khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể Gà Trân Châu – Đặc sản Cát Bà – Hải Phòng cho sản phẩm gà Liên Minh huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng
- Nghiên cứu tạo các dòng đậu tương chuyển gen kháng sâu hại
- Nghiên cứu tình hình còi xương và giảm mật độ xương ở học sinh từ 6 đến 15 tuổi tại thành phố Cần Thơ
- Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ lập qui hoạch các bãi đổ bùn cát do nạo vét trên địa bàn Hải Phòng
- Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- Tạo lập quản lý nhãn hiệu chứng nhận Xạ đen Hòa Bình cho sản phẩm xạ đen của tỉnh Hòa Bình
- Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi thủy điện giao thông cơ sở hạ tầng đến lũ lụt tại miền Trung và đề xuất các giải pháp hiệu quả khả thi để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại
- Sản xuất thử và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống kỹ thuật canh tác giống lúa LT2-KBL tiến tới công nhận giống cây trồng mới



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
28
Xây dựng cơ sở dữ liệu và các giải pháp truyền thông giáo dục về quần đảo Hoàng Sa cho học sinh các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng
UBND huyện Hoàng Sa
UBND TP. Đà Nẵng
Tỉnh/ Thành phố
TS. Lê Tiến Công
ThS. Lê Phú Nguyện; ThS. Ngô Ngọc Hoàng Vương; ThS. ĐInh Thị Toan; ThS. Đào Thị Trúc Giang; CN. Huỳnh Thị Kim Lập; CN. Nguyễn Thị Lành; CN. Trần Thị Lê Na; CN. Nguyễn Văn Hiệu; CN. Nguyễn Thị Mỹ Thảo; CN. Võ Thị Thùy Dung
09/2018
09/2020
30/12/2020
28
31/12/2020
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
Đề tài có hai nhóm đối tượng ứng dụng chính gồm:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng: ứng dụng bộ cơ sở dữ liệu về Hoàng Sa hỗ trợ đội ngũ giáo viên sử dụng tư liệu về quần đảo Hoàng Sa đã được sàng lọc, chuẩn hóa phục vụ cho hoạt động dạy học. Hiện nay chưa có báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng của đề tài ở các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Nhà Trưng bày Hoàng Sa – tại Đà Nẵng:
- Trong năm 2021, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã đưa ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trong công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh THCS và THPT, đã đón 4.282 lượt học sinh với 44 đoàn trong chương trình tham quan tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa gồm có: thuyết minh viên giới thiệu 5 chủ đề tại không gian trưng bày, xem phim tư liệu về Hoàng Sa và củng cố kiến thức cho các em sau chuyến tham quan bằng hệ thống câu hỏi về Hoàng Sa.
Bên cạnh tuyên truyền tại chỗ, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã phối hợp với các tổ chức đoàn và Ban Giám hiệu của các trường, tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa cho đối tượng là học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc Việt Nam” đồng thời tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề “Hành trình đến với Hoàng Sa”. Chuỗi hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức Đoàn và đặc biệt thu hút hơn 6.000 học sinh quan tâm. Qua đó đã cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Trong năm 2022, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đón 6.190 học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có 920 học sinh cấp THPT, 595 học sinh THCS và có 4.095 học sinh Tiểu học.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng tiếp tục triển khai mô hình “Mang lịch sử về trường học” đưa tư liệu về trưng bày, giới thiệu tư liệu với chủ đề: “Hoàng Sa là của Việt Nam” tại 14 trường THCS và THPT và tổ chức 04 cuộc thi Rung chuông vàng cho 04 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Nhà Trưng bày đã cung cấp cho các trường những tập phim tư liệu về biển đảo nói chung và quần đảo Hoàng Sa nói riêng được trình chiếu trong giờ sinh hoạt đầu giờ, giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm. Hoạt động này, được Ban Giám hiệu các trường đánh giá rất cao, vì đây là hoạt động mang lại cho học sinh của 14 trường với 20.000 học sinh được tiếp cận thông tin, tư liệu một cách hiệu quả cao và thiết thực nhất.
Phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức hai cuộc thi: Cuộc thi viết thư, vẽ tranh, làm thiệp với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” và Cuộc thi trực tuyến “Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương”. Cuộc thi viết thư, vẽ tranh, làm thiệp với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” đã thu hút 4.500 học sinh tham gia với 4.500 tác phẩm dự thi. Cuộc thi trực tuyến “Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương” đã thu hút 15.676 lượt đăng ký với 21.545 lượt dự thi của học sinh, sinh viên.
- Năm 2023, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tiếp tục mở rộng phạm vi tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam như: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, các trường Đại học, các quận đoàn, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam,… và các trường học trên địa bàn thành phố và tổ chức các cuộc thi tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa, cụ thể: Tổ chức 03 sự kiện lớn tại chỗ, 10 cuộc triển lãm tại trường và 01 cuộc thi tại trường; Tổ chức sự kiện tại tỉnh Quảng Nam và các sự kiện phối hợp với các cơ quan đoàn thể,…
Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các đơn vị: Báo VietnamNews, Báo Tuổi trẻ; Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng; Báo Hải quân; Báo Pháp luật; Báo Đà Nẵng; Báo Pháp luật Việt Nam; Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC về làm phim “Việt Nam – Tổ quốc nhìn từ biển”; Đài Truyền hình DRT Đà Nẵng; Báo Biên phòng; Báo Công an Đà Nẵng; Báo Giáo dục thời đại; Các nhà nghiên cứu; Các thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, làm đề tài,…
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cần có thời gian dài hơn để đánh giá hiệu quả, tác động.
Khoa học lịch sử; Lịch sử; Sử học; Quần đảo; Hoàng Sa; Chủ quyền; An ninh; Kinh tế biển; Cơ sở dữ liệu; Truyền thông; Giáo dục
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không.
Không.