
- Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật trong các đầm nuôi tôm góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Nông nghiệp hay phi nông nghiệp - Lựa chọn đầu tư của người nông dân và tác động đến phúc lợi của nông hộ
- Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Trám đen của huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu xác lập tổ hợp phương pháp điều tra một số loại hình khoáng sản kim loại nội sinh ẩn sâu Áp dụng thí điểm điều tra và khoanh vùng triển vọng vàng gốc ở địa khu Nam Ngãi
- Xây dựng mô hình sản xuất giống ổi Đài Loan trên địa bàn một số huyện của tỉnh Ninh Bình
- Thiết kế bộ điều khiển bền vững cho cần cẩu container hoạt động trên biển
- Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Nếp hạt cau Ninh Bình dùng cho sản phẩm gạo nếp hạt cau của tỉnh Ninh Bình
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ án tham nhũng
- Nghiên cứu đề xuất quy trình lồng ghép nội dung của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển (CQK) của Việt Nam
- Nghiên cứu nâng cao hiệu suất năng lượng của quá trình cắt gọt thông qua tối ưu hóa



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
14/GCNKHCN
Xây dựng mô hình chế biến các sản phẩm chè xanh chè đen chè ôlong chất lượng cao từ các giống chè LDP1 Kim Tuyên góp phần xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Phùng Lệ Quyên
Bảo quản và chế biến nông sản
08/05/2020
14/GCNKHCN
27/05/2020
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ
chế biến; chè xanh; chè đen; chè ô long; chất lượng cao; giống chè LDP1; Kim Tuyên
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Sản phẩm của dự án là các hướng dẫn kỹ thuật chế biến đã lựa chọn các yếu tố tác động là các thông số của kỹ thuật về quy trình ( Không liên quan đến thiết bị) vì vậy không phát sinh chi phí đầu tư nên dễ được áp dụng và nhân rộng. Đối với mô hình chế biến chè xanh từ giống Kim Tuyên, LDP1 sử dụng quy trình chế biến hiện hành yếu tố tác động ở đây là sử dụng giống LDP1 và Kim Tuyên vì vậy chỉ cần địa bàn nào có giống chè LDP1, Kim Tuyên là có thể tiến hành chế biến được. Đối với quy trình chế biến chè đen chất lượng cao và chè ôlong thì dự án có thể nhân rộng ở các Hợp tác xã, nhà máy, công ty chế biến chè có dây truyền thiết bị chế biến chè đen và chè ôlong.
Đối với mô hình sản xuất chè xanh từ giống chè Kim Tuyên, LDP1 ở đây công nghệ tác động chính là giống chè, thu nhập trên 1 ha chè bước vào giai đoạn kinh doanh ổn định tuổi 5 – tuổi 7 năng suất đạt 9 – 10 tấn/ha thì lợi nhuận thu được trên 1 ha đối với chè LDP1 đạt trên 120 triệu/ha, đối với giống chè Kim Tuyên lợi nhuận thu được trên 200 triệu/ha. Đối với mô hình sản xuất chè đen trên 1 ha thì thu được lợi nhuận trên 150 triệu đồng/ha. Đối với mô hình chế biến chè ôlong đây là sản phẩm chè cao cấp nguyên liệu thu được ở vụ xuân và vụ thu mới chế biến được chè ôlong chất lượng tốt còn vụ hè chất lượng trung bình mà sản lượng chè búp thu được từ vụ xuân và vụ thu chỉ chiếm tỷ lệ 30 - 35% sản lượng búp chè cả năm (tùy từng năm) thu được lợi nhuận 108 triệu đồng, ngoài ra 65% sản lượng chè còn lại thu ở vụ hè còn dùng để chế biến chè xanh, chè đen chất lượng cao.