
- Nghiên cứu quy trình phân lập axit arachidonic và prostaglandin từ nguyên liệu rong câu để thu nhận các chất có hoạt tính sinh học cao nhằm ứng dụng trong y dược
- Phân tích đánh giá chỉ tiêu nhân lực tương đương toàn thời phù hợp với chuẩn quy đổi trong nước và quốc tế
- Điều trị gãy kín mâm chày phức tạp bằng kết hợp xương nẹp khóa
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để giảm hàm lượng nhựa cây có trong nguyên liệu gỗ cứng dùng cho sản xuất bột giấy
- Áp dụng điểm mô hình Lean Six Sigma vào doanh nghiệp Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Nghiên cứu tính đa dạng một số đặc điểm sinh thái và âm sinh học của các loài thú ở hệ sinh thái rừng ngập mặn của Việt Nam
- Giải pháp chính sách phát triển thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới
- Đánh giá mức độ thay đổi về cát bùn lơ lửng và bốc thoát khí chứa cacbon từ hệ thống sông Hồng theo chuỗi thời gian (1990s – nay)
- Nghiên cứu sử dụng vật liệu nano từ tính làm xúc tác dị thể cho các phản ứng hình thành liên kết carbon-dị tố



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/2021/KQNC
Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Nếp hạt cau Ninh Bình dùng cho sản phẩm gạo nếp hạt cau của tỉnh Ninh Bình
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Âu Mỹ
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
Hỗ trợ xây dựng phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh Ninh Bình
CN. Trần Thị Mai Anh
CN. Trần Thị Mai Anh; GS.TS. Nguyễn Đình Phan; TS. Ngô Hùng Mạnh; TS. Vương Thị Thanh Trì; ThS. Lê Thị Hạnh; ThS. Phạm Xuân Phú; CN. Phạm Hương Khê; CN. Lê Thiên Lý; CN. Phạm Vũ Tuấn; CN. Vũ Văn Ngọc.
Khoa học nông nghiệp
01/2019
12/2020
24/12/2020
03/2021/KQNC
26/01/2021
Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình
Chứng nhận; nếp hạt cau
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Sự thành công của dự án, ngoài việc tác động đến người sản xuất, thúc đẩy các hoạt động thương mại tại địa phương, các kết quả của việc bảo hộ thương hiệu “Nếp hạt cau Ninh Bình” còn tác động đến những đối tượng khác như: - Kết quả triển khai sẽ là bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác trong Tỉnh và cả nước học tập, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý Nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Nhà nước. - Ngoài ra, hệ thống quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Nếp hạt cau Ninh Bình” còn là kinh nghiệm để các địa phương khác áp dụng cho quá trình xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản tương tự. - Các quy trình sử dụng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ được phổ biến rộng rãi đến người sản xuất và kinh doanh, người tiêu dùng các sản phẩm mang NHCN “Nếp hạt cau Ninh Bình”.
- Việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là rất khó khăn, song trong thực tế khi xây dựng thành công NHCN “Nếp hạt cau Ninh Bình“ thì giá bán đã tăng trên 3% - 5%. Tuy nhiên sản lượng gạo nếp hạt cau chưa tăng. - Trước khi chưa thực hiện dự án, các hộ trồng và kinh doanh gạo nếp hạt cau chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của sản phẩm khi được bảo hộ nên tư tưởng về trông và kinh doanh gạo còn mang nặng tính tự do, chưa được kiểm soát chặt chẽ về quy trình sản xuất chế biến, bảo quản và ATVSTP. Đến nay, sau khi dự án kết thúc đã có 4 HTX đăng ký và được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Ninh Bình cấp quyền sử dụng NHCN “Nếp hạt cau Ninh Bình“ Nếu tính sơ bộ sản phẩm Nếp hạt cau Ninh Bình khi bán ra trên thị trường tăng 10.000 đ/kg nhân với sản lượng ước tính khoảng 27 tấn/năm thì đã tăng trên 270.00.000 đ/năm cho các HTX trồng và kinh doanh gạo nếp hạt cau của cả tỉnh là một con số không hề nhỏ. Trong khi đó ước tính giá bán chung có thể tăng hơn 10.000 đ/kg (có thể tăng thêm 15.000 đ/kg thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao có thể thu về cho người dân tỉnh Ninh Bình từ giá trị tăng thêm. Ngoài ra, thương hiệu và danh tiếng Nếp hạt cau Ninh Bình của cả tỉnh Ninh Bình cũng tăng lên theo, sẽ giải quyết thêm việc làm cho lĩnh vực dịch vụ và du lịch góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Ninh Bình.