
- Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu
- Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái vùng triều từ Vũng Tàu đến Kiên Giang
- Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Cordyceps takaomontana Yakush & Kumaz làm dược liệu
- Nghiên cứu phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- Ảp dụng pháp luật trong xét xử án dân sự ở tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở người phơi nhiễm Dioxin và hiệu quả các giải pháp can thiệp
- Phân tích tĩnh và động kết cấu tấm/vỏ FGM quay và không quay
- Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát điều khiển quá trình canh tác chè bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại Phú Thọ
- Nghiên cứu ứng dụng qui trình phân lập nuôi cấy tế bào gốc ngoại bì thần kinh từ bào thai động vật và người để điều trị bệnh Parkinson thực nghiệm
- Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
CTNTM 02.16/15-2018
2019-17-0006/KQNC
Xây dựng mô hình điểm tổ chức cộng đồng xây dựng nông thôn mới ở 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện nghèo (CT 30A) của ba khu vực Tây Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ
Viện Dân tộc (1/11/2015 – 30/9/2016) và nay là Học viện Dân tộc (1/10/2016 – 31/12/2017)
Ủy ban Dân tộc
Quốc gia
PGS.TS. Ngô Quang Sơn
TS. Vũ Thị Thanh Minh, TS. Hoàng Vũ Quang, ThS. Hoàng Lệ Nhật, TS. Nguyễn Mậu Tuấn, ThS. Trần Đăng Khởi, TS. La Đức Minh, ThS. Phạm Văn Trường, ThS. Ngô Thị Trinh, ThS. Nguyễn Thị Hảo
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/11/2015
01/12/2017
02/07/2018
2019-17-0006/KQNC
378
Về mô hình tổ chức xã hội: Dự án đã triển khai các hoạt động sau: Phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của người dân; Thông tin, Giáo dục và Truyền thông phát triển cộng đồng; hỗ trợ cộng đồng xây dựng hương ước thôn, bản. Về mô hình tổ chức sản xuất: Dự án sẽ xây dựng mô hình dưới hình thức thành lập và hỗ trợ tổ hợp tác hoạt động, gắn với hoạt động sản xuất: Cụ thể như sau: Xây dựng 01 mô hình Tổ hợp tác (Hợp tác xã) sản xuất lúa tại Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; Xây dựng 01 mô hình Tổ hợp tác (Hợp tác xã) sản xuất cà phê bền vững tại xã Đạ K‘Nàng huyện Đam Rông, Lâm Đồng; Xây dựng 01 mô hình Tổ hợp tác (Hợp tác xã) sản xuất lúa theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn tại xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Báo cáo phân tích và làm rõ những mặt đạt và chưa đạt của các mô hình và đề xuất các kiến nghị cần quan tâm nghiên cứu, triển khai trong giai đoạn tới. Tổng hợp báo cáo chắt lọc về các kiến nghị đã được các nghiên cứu đề xuất cung cấp luận cứ khoa học cho xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình tại các địa phương: Đối với mô hình điểm tổ chức xã hội: Hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp tại 3 xã là một hoạt động thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường tại các thôn/ ấp. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ cộng đồng cải thiện môi trường thông qua các thùng đựng rác và đốt rác mà dự án triển khai cho thấy không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay ở các địa phương. Điển hình như tại xã Bản Lầu,. hiện nay địa phương đã sử dụng hình thức thu gom rác thải hàng ngày đối với thôn Trung Tâm và một số thôn. Vào 17 giờ chiều hàng ngày, có xe thu gom và người dân trực tiếp mang ra, không sử dụng thùng đựng rác tại các điểm công cộng tránh ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc lựa chọn thùng đựng rác công cộng sẽ không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương hiện nay. Đối với các lò đốt rác hiện nay chưa xử lý triệt để được rác thải và còn gây ô nhiễm môi trường bởi khói từ rác thải bay lên không khí. Vì vậy, để mô hình khắc phục được những hạn chế, có tính bền vững thì chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện quy trình xử lý rác thải bằng cách tiếp tục đầu tư xây dựng những lò đốt rác hiện đại hơn. Đối với mô hình tổ chức sản xuất: Tại Bản Lầu, tỉnh Lào Cai, Ban chủ nhiệm dự án kiến nghị cần tiếp tục có những hoạt động duy trì tổ hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, không chuyển giao nhân rộng giống lúa LC 270, mà nên thay bằng một giống khác cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tại Tân Hiệp, Trà Cú, Trà Vinh: Kết quả của mô hình cho thấy mô hình xen canh lúa cá được chính quyền và cộng đồng trực tiếp tham gia mô hình đánh giá rất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác của cộng đồng, mô hình đã thu được kết quả cao hơn so với trước khi áp dụng mô hình. Vì vậy, sau khi dự án kết thúc cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy trình và nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong phạm vi toàn xã Tân Hiệp. Tại xã Đạ K Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng: Mô hình trồng xen canh cây Bơ bút hiện nay cũng đang được đánh giá là sinh trưởng tốt, xu hướng cây Bơ sẽ góp phần che mát cho cây cà phê, tán của cây Bơ sẽ góp phần duy trì độ ẩm cho cây cà phê. Vì vậy, mô hình cũng cần được hỗ trợ để tiếp tục duy trì trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của dự án đà cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ quan, đơn vị tại 3 địa phương đề làm cơ sở tiếp tục triển khai các mô hình tương tự ở địa phương.
Những thành công của dự án sẽ là bài học kinh nghiệm đề chính quyền địa phương của 3 xã mà dự án triển khai có thể nhân rộng ra các thôn khác, các xã khác hoặc các địa phương khác có thể vận dụng kinh nghiệm xây dựng mô hình điểm của 3 xã vào điều kiện thực tế của địa phương mình. Đối với một số hoạt động như: Phát triển lúa lai, xây dựng lò đốt rác tại Bản Lầu, thùng đựng rác tại Tân Hiệp và Đạ K Nàng, trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chủ nhiệm đã rút ra bài học kinh nghiệm, đó là mô hình không phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, đây cũng là bài học quý báu khi chúng ta xây dựng các mô hình điếm tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nông thôn mới; Tổ chức cộng đồng; Mô hình điểm; Xây dựng; Kinh tế; Xã hội
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Góp phần đào tạo 03 Nghiên cứu sinh và 02 Thạc sỹ