- Đánh giá hiệu quả chính sách đãi ngộ đối với huấn luyện viên vận động viên đội tuyển tuyển trẻ thể thao quốc gia
- Nghiên cứu tác dụng kháng men acetylcholinesterase và cải thiện trí nhớ của hai dược liệu guồi đỏ (Willughbeia conchinchinensis) và chiêu liêu cườm (Xylia xylocarpa)
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng chất lượng sét bùn và nước khoáng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh
- Nghiên cứu hiệu ứng từ - điện trên một số vật liệu đa pha điện từ dạng khối và kích thước nano
- Nghiên cứu cấu trúc và đặc tính lý hóa của mạng gel ứng dụng trong bào chế kem bôi ngoài da
- Đánh giá tác động của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đến thu hút đầu tư và thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua định hướng và giải pháp trong giai đoạn tới
- Khai thác và phát triển nguồn gen chè Shan Lũng Phìn - Hà Giang
- Nghiên cứu xây dựng và đề xuất cơ chế cập nhật quản lý và khai thác bộ danh mục điện tử dùng chung của ngành tài nguyên môi trường
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư của các hợp chất có cấu trúc lai chứa khung 4-aminoquinazolin
- Khuôn khổ quản lý khủng hoảng ngân hàng - Tình huống nghiên cứu tại Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
02-DA/NHCN/2019
13/2020/KQNC
Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Chè Trại Quang Sỏi dùng cho sản phẩm chè của xã Quang Sơn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK
UBND Tỉnh Ninh Bình
Tỉnh/ Thành phố
Đào Phương Hạnh
Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ
01/2019
06/2020
31/07/2020
13/2020/KQNC
27/08/2020
Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình
Mẫu Nhãn hiệu chính thức: được thiết kế và được UBND TP. Tam Điệp chấp thuận, ứng dụng từ tháng 11/2019 đến nay. Bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện mang nhãn hiệu chứng nhận (“NHCN”) “Chè Trại Quang Sỏi”: bộ tiêu chí được xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND TP. Tam Điệp, ứng dụng từ tháng 11/2019 đến nay. Quy chế sử dụng NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”: Quy chế được ban hành theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND TP. Tam Điệp, ứng dụng từ tháng 11/2019 đến nay.Bộ hồ sơ đăng ký NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”: Đơn đăng ký NHCN “Chè Trại Quang Sỏi” đã nộp số 4-2019-27209 ngày 22 tháng 7 năm 2019. Giấy chứng nhận đăng ký NHCN: sau 4 tháng kể từ ngày nộp đơn thì nhãn hiệu nêu trên đã được cấp văn bằng bảo hộ thành công, văn bằng bảo hộ đã được cấp theo Quyết định số 107229/QĐ-SHTT ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 338044 cho NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”. Tài liệu tổng hợp hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc chè: tài liệu được xây dựng hoàn thiện vào tháng 02/2019 và được UBND TP. Tam Điệp ứng dụng từ tháng 02/2019 đến nay. Quy định về việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”: Quy định được UBND thành phố Tam Điệp ban hành kèm theo quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 31/12/2019, ứng dụng từ tháng 12/2019 đến nay; Quy định về kiểm soát việc sử dụng NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”: Quy định được UBND thành phố Tam Điệp ban hành kèm theo quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 31/12/2019, ứng dụng từ tháng 12/2019 đến nay. Quy định về sử dụng logo, tem và các dấu hiệu khác có chứa NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”: Quy định được UBND thành phố Tam Điệp ban hành kèm theo quyết định số 2554/QĐ-UBND ngày 31/12/2019, ứng dụng từ tháng 12/2019 đến nay. Bộ phương tiện quảng bá NHCN cho sản phẩm (Hệ thống nhận diện thương hiệu: tem, nhãn, tờ rơi, poster, biển hiệu,…): Sau khi thống nhất với UBND TP. Tam Điệp về các điểm cơ bản, đơn vị chủ trì đã hoàn thành mẫu thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm mang NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”, bao gồm: tem, thẻ để bàn giới thiệu sản phẩm, bảng quảng cáo, poster, tờ rơi, standee, túi và thùng đựng chè…Các sản phẩm được ứng dụng từ tháng 02/2019 đến nay; Một số hình ảnh các sản phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu: Sổ tay giới thiệu sản phẩm: Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHCN, sổ tay hướng dẫn áp dụng quu trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè mang NHCN “Chè Trại Quang Sỏi” được Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp ban hành năm 2020. Hệ thống sổ sách theo dõi và kiểm tra NHCN: Xây dựng hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi các hoạt động quản lý NHCN như cấp Giấy chứng nhận;
quyền sử dụng, theo dõi cấp tem nhãn; theo dõi sửa đổi, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN,… hệ thống sổ sách được ứng dụng từ tháng 01/2020 đến nay.
Bản đề xuất Phương án và giải pháp sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển thị trường cho sản phẩm "Chè Trại Quang Sỏi": Báo cáo đề xuất được xây dựng hoàn thiện và được UBND TP. Tam Điệp ứng dụng từ tháng 04/2020 đến nay.
Để đưa vào vận hành áp dụng NHCN “Chè Trại Quang Sỏi” một cách rộng rãi và phát triển theo chiều sâu, bước đầu UBND thành phố Tam Điệp tiến hành thông báo cho toàn thể các nông hộ trồng chè tham gia mô hình thí điểm vận hành mô hình quản lý NHCN “Chè Trại Quang Sỏi”. Sau thời gian thông báo và cấp phát hồ sơ, có 3 cá nhân trồng chè đáp ứng đầy đủ điều kiện về sản xuất, chất lượng của sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm tương ứng với khu vực được quy định trong bản đồ được UBND thành phố Tam điệp thông qua và được xem xét cấp quyền sử dụng NHCN cho sản phẩm chè Trại Quang Sỏi. Sau khi được cấp quyền sử dụng NHCN “Chè Trại Quang Sỏi” các nông hộ (theo danh sách trên) được đơn vị tổ chức thực hiện dự hỗ trợ một số công cụ nhằm quảng bá và phát triển sản phẩm bao gồm:
- 1 bảng hiệu nhà vườn (80 cm - 120cm)
- Tem dán
- Mẫu thiết kế bao bì
- Được đơn vị chủ trì thực hiện dự án tập huấn về điều kiện sử dụng NHCN và kỹ thuật trồng chè an toàn.
- Ngoài ra, được đơn vị triển khai thực hiện dự án kết nối với các doanh nghiệp thu mua nhằm gia tăng sản lượng bán hàng.
Về hiệu quả kinh tế
Năm 2020, sau khi sản phẩm chè Trại Quang Sỏi được vận hành cùng với các công cụ hỗ trợ, giá bán được cải thiện rõ so với các sản phẩm không được hỗ trợ bởi các công cụ hỗ trợ cụ thể:
- Giá bán chè cành có tem nhãn: 8.000đ/ký tăng 2.000đ/ký
- Giá bán chè lá có tem nhãn: giá bán: 10.000đ/ký tăng 2.000 đ/ký
Đối với các hộ chưa được cấp quyền, và sản phẩm chưa được các công cụ hỗ trợ quảng bá, giá bán vẫn có tăng hơn so với thời điểm trước khi chưa cấp văn bằng bảo hộ, tuy nhiên mức tăng không đáng kể (từ 500 - 1.000 đồng/ký). Việc xây dựng thành công NHCN “Chè Trại Quang Sỏi” cho sản phẩm cho sản phẩm chè của xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước. Từ đó làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án.
Xây dựng; Quản lý; Phát triển nhãn hiệu chứng nhận; Cho sản phẩm chè trại Quang Sọi.
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Về việc tổ chức các lớp dạy nghề, phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, lai tạo, phòng trừ sâu bệnh đảm bảo chất lượng thương hiệu “Chè Trại Quang Sỏi”
Đã tổ chức 7 buổi tập huấn cho trên 500 lượt người dân và cán bộ chủ chốt xã Quang Sơn về kỹ thuật sản xuất chè an toàn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè, kết hợp tuyên truyền thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu “Chè Trại Quang Sỏi”. Các Tổ công tác của thành phố thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây chè.
Việc hỗ trợ, tạo điều kiện đối với các hộ sản xuất “Chè Trại Quang Sỏi”
Hàng năm, thành phố hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân và các hộ tham gia mô hình chè an toàn, mô hình Bảo tồn giống chè gốc và nhân giống chè bản địa phục vụ mở rộng diện tích sản xuất. Liên kết với các đơn vị cung cấp phân bón cho các hộ dân sản xuất chè xã Quang Sơn; Năm 2020 xã Quang Sơn có 5 thôn sản xuất chè với diện tích 130 ha (một số diện tích được chuyển đổi sang trồng dứa), trong đó số diện tích chè có mật độ đảm bảo và cho năng suất tương đối ổn định là 85 ha. Năng suất bình quân năm 2018 đạt 16,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1.402,5 tấn (doanh thu đạt 7.012 triệu đồng), năm 2019 đạt 18 tấn/ha, sản lượng đạt 1.530 tấn (doanh thu đạt 7.650 triệu đồng).
Theo báo cáo của UBND xã Quang Sơn, tính đến đầu năm 2020 trong khuôn khổ mở rộng các hoạt động phối hợp xây dựng thương hiệu "Chè Trại Quang Sỏi", xã đã tổ chức đoàn thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình làm chè búp khô tại tỉnh Lai Châu; tổ chức lớp dạy nghề trồng chè sạch cho 25 học viên. Diện tích Chè cho thu hoạch của khối HTX khoảng 107ha, năng suất bình quân ước đạt 11 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1.183 tấn. Trong khuôn khổ của dự án, xã Quang Sơn đã phối hợp với Phòng Kinh tế Tam Điệp tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ các đơn vị được thí điểm cấp quyền sử dụng, cụ thể: Triển khai thi công, gắn 03 bảng hiệu chỉ dẫn "Vườn chè tham gia hệ thống sản xuất sản phẩm mang NHCN "Chè Trại Quang Sỏi" cho 03 nhà vườn tham gia thí điểm; Hỗ trợ cung cấp mẫu thiết kế hệ thông bao bì, tem, nhãn sản phẩm Được đơn vị chủ trì thực hiện dự án tập huấn về điều kiện sử dụng NHCN và kỹ thuật trồng chè an toàn.Theo quy định về sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang NHCN "Chè Trại Quang Sỏi" được các nhà vườn tuyển chọn và phân loại sản phẩm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn được gắn nhãn. Các sản phẩm này, vì thế, đều có giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường, không gắn nhãn, cụ thể: Giá bán chè cành của đơn vị được chứng nhận: 8.000đ/kg tăng 2.000đ/kg, Giá bán chè lá của đơn vị được chứng nhận: giá bán: 10.000đ/kg tăng 2.000 đ/kg