Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,275,464
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

06

Kinh tế học và kinh doanh khác

BB

Thực trạng nguồn lao động trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam giai đoạn 2019 -2023

Current status of the labor force in the context of digital transformation in Vietnam from 2019 to 2023

Nghiên cứu Tài chính Kế toán

2024

265

14-17

1859-4093

Theo xu hướng tất yếu của quá trình chuyển đổi số, các yếu tố nguồn lực trong nền kinh tế đặc biệt là nguồn lao động cần có những giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số hiện nay. Lực lượng lao động Việt Nam có quy mô tương đối dồi dào, độ tuổi trẻ, nhưng bên cạnh đó chất lượng lao động hiện nay đang được nhận định ở mức thấp so với yêu cầu thích ứng với nền kinh tế số giai đoạn trước mắt và trong dài hạn. Điều này thể hiện ở: (i) Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, thiếu kỹ năng nghề nghiệp và thiếu kỹ năng học tập suốt đời; (ii) Số lao động làm các công việc thiếu ổn định chiếm tỷ trọng lớn; (iii) Cơ cấu dịch chuyển lao động chững lại trong những năm gần đây. Theo đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn lao động Việt Nam thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, bao gồm: (i) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp đào tạo toàn diện; (ii) Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đào tạo và huy động vốn cho nguồn lao động chuyển đổi số; (iii) Xây dựng mô hình gắn kết đào tạo với thị trường lao động; (iv) Thực hiện tốt công tác dự báo nguồn nhân lực định hướng cho nguồn lao động.

According to the inevitable trend of digital transformation, urgent solutions needed to be applied to improve labor quality to meet the requirements of the upcoming digital economy in Vietnam. Vietnam's labor force is relatively large-sized and young-aged, however, the quality of labor is currently considered low compared to the requirements to adapt to the digital economy. The state of labor quality in Vietnam is reflected in: (i) Low rate of trained workers, lack of vocational skills and lack of lifelong learning skills; (ii) The number of workers working in unstable jobs accounts for a large proportion; (iii) The labor mobility structure has stagnated in recent years. Accordingly, the study proposes a number of solutions to improve the quality of Vietnam's labor force to adapt to the context of digital transformation, including: (i) Promoting innovation in comprehensive training methods; (ii) Complete policies to support training and mobilize capital for digitally transformed workforce; (iii) Build a model that links training with the labor market; (iv) Perform well the work of human resource forecasting to guide the labor source in the future.

TTKHCNQG, CVv 266