Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,933,016

Bảo quản và chế biến nông sản

Nguyễn Thị Vân Linh; Nguyễn Thị Thùy Dung; Nguyễn Phước Bảo Duy; Nguyễn Thị Vân Linh(1)

Ứng dụng quy hoạch nhân tố từng phần tối ưu hóa hoạt tính chống oxy hóa các sản phẩm trà túi lọc từ gốc măng tây xanh (Asparagus officinalis L.)

Application of fractional factorial design to optimize antioxydant capacity in teabags from asparagus butt segment (Asparagus officinalis L.)

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2020

23

69 - 76

1859 - 4581

DPPH; Gốc măng tây xanh; Trà túi lọc

DPPH; Asparagus butt segment; Tea bag

Gốc măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) là phần nguyên liệu thường bỏ đi trong quá trình chế biến dù phần nguyên liệu này có hàm lượng cellulose, chất dinh dưỡng và khoáng đáng kể. Tận dụng phần gốc măng tây xanh tạo sản phẩm dạng bột và dùng làm nguyên liệu phát triển sản phẩm trà túi lọc đem lại lợi ích kinh tế và tăng giá trị sử dụng của măng tây xanh. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp quy hoạch nhân tố từng phần hai mức khảo sát để tối ưu hóa hoạt tính chống oxy hóa của các công thức trà túi lọc từ gốc măng tây xanh. Mức độ ảnh hưởng của các thành phần nguyên liệu cũng như sự tương tác của các thành phần đến hoạt tính chống oxy hóa của sản phẩm đã được đánh giá và phân tích. Hai công thức trà túi lọc với khả năng chống oxy hóa cao nhất đã được xác định với hoạt tính lần lượt là 17,145 mgTE/gck và 11,061 mgTE/gck đối với công thức sử dụng 4 loại nguyên liệu gồm gốc măng tây xanh, astio, hoa cúc vàng, cỏ ngọt và công thức sử dụng 3 loại nguyên liệu gồm gốc măng tây xanh, khổ qua rừng, cỏ ngọt.

Butt segment of green asparagus (Asparagus officinalis L.) is considered as waste and often removed during processing, although this part contains cellulose, nutrients and minerals, significantly. To produce a value-added product from the green asparagus butt segment, this study was conducted to evaluate the capability of using it as a raw material to develop tea bag products that bring economic benefits. In this study, the 2-factor fractional factorial design was used to determine the teabag formula to maximize the antioxydant capacity (DPPH free radical scavenging). The level of effect and interaction of ingredients on antioxydant capacity in the product was evaluated and analyzed. Two teabag formulas (4 ingredients including green asparagus, artichoke, chrysanthemum indicum and stevia rebaudiana and 3 ingredients including green asparagus, bitter melon (Momordica charantia L.Var. abbreviata Ser) and stevia rebaudiana) with the highest antioxydant capacity was found as 17.145 mgTE/g d.b. and 11.061 mgTE/g d.b.

TTKHCNQG, CVv 201