Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,173,817

Bảo vệ thực vật

Hà Việt Sơn; Đỗ Thị Cấm; Nguyễn Thị Thu; Dương Hương Quỳnh; Hà Việt Hải; Trần Thị Quỳnh Hoa; Bùi Ngọc Ánh; Ninh Thị Hoa; Lê Văn Thành; Nguyễn Thị Hoa; Hà Việt Sơn(1)Nguyễn Thị Hoa(2)

Đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học Anisaf SH-01 được thử nghiệm trong diệt trừ rệp sáp, tuyến trùng trên cây cà phê và hồ tiêu tại Tây Nguyên

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018

22

33-40

1859-4581

Cây cà phê; Cây hồ tiêu; Thuốc bảo vệ thực vật; Rệp sáp; Anisaf SH-01

Cà phê và hồ tiêu là hai loại cây trồng mang tính chiến lược tại Tây Nguyên. Hiện nay, rệp sáp và tuyến trùng thường gây hại nặng cho hai loại cây này. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học Anisaf SH-01 được thử nghiệm trong diệt trừ rệp sáp và tuyến trùng với mục tiêu hướng tới hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, xây dựng một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Anisaf SH-01 có hiệu lực diệt trừ rệp sáp Pseudococcus sp. cao với cả cây cà phê và hồ tiêu, đạt lần lượt là 93,8% và 91,99% với nồng độ 0,7%, liều lượng 4 lít/ gốc sau 21 ngày xử lý. Trong khi đó, hiệu lực của thuốc Anisaf SH-01 trong diệt trừ tuyến trùng Pratylenchus coffeae (gây hại trên cà phê) và Meloidogyne spp. (gây hại tren hồ tiêu), 54% (trong rễ cây hồ tiêu) với nồng độ 0,7%, liều lượng dùng 4 lít/gốc sau 30 ngày xử lý. Đồng thời, ở lô thí nghiệm sử dụng thuốc Anisaf SH-01, cây cà phê và hồ tiêu phát sinh cành tốt hơn, lá xanh bóng hơn so với ô thí nghiệm đối chứng dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và đối chứng không dùng thuốc. So sánh hiệu lực với các thuốc trừ sâu hóa học cho thấy Anisaf SH-01 có thể sử dụng để diệt trừ rệp sáp và góp phần làm giảm mật độ của tuyến trùng gây hại trong quá trình canh tác cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, từ đó giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

TTKHCNQG, CVv 201