Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,898,435

Thực vật học

Đặng Phan Hiền; Nguyễn Minh Đức; Nguyễn Phan Lan Hồng; Bùi Thị Tuyết Xuân; Vũ Đình Duy; Nguyễn Minh Tâm; Nguyễn Minh Đức(1)Nguyễn Minh Đức(2)

Đa dạng di truyền loài vên vên (Anisoptera costata Korth) ở rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2021

2

279-288

1811-4989

Vên vên; Đa dạng di truyền; Rừng phòng hộ; Phân bố

Vên vên (Anisoptera costata Korth) là loài phân bố rộng ở rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và đang bị đe dọa ở cả 2 mức độ Quốc gia và Toàn cầu. Để bảo tồn và phát triển bền vững loài Vên vên ở Việt Nam, chúng tôi đã phân tích đa dạng di truyền của loài này tại rừng phòng hộ Tân Phú tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở 8 cặp chỉ thị sinh học microsatellite từ 64 cây thuộc 3 quần thể khác nhau (Thác Mai, Miếu Cô Năm và Bầu Nước). Kết quả phân tích đã chỉ ra đa dạng di truyền của cả 3 quần thể đều ở mức trung bình. Hệ số gen dị hợp tử quan sát và kỳ vọng tương ứng là 0,242 và 0,269. Đa dạng di truyền thấp được tìm thấy ở quần thể Miếu Cô Năm (Hệ số gen dị hợp tử quan sát và kỳ vọng là 0,145 và 0,175). Quần thể Miếu Cô Năm có hệ số cận noãn cao hơn (0,168) so với 2 quần thể còn lại. Mức độ đa dạng di truyền giữa các quần thể cũng ở mức trung bình (0,179) và chỉ ra sự trao đổi di truyền bị hạn chế (Nm = 1,15). Kết quả này phản ánh kích thước quần thể và nơi sống bị suy giảm, tuy nhiên, quá trình trao đổi di truyền vẫn được tiến hành, nhưng ở mức độ bị giới hạn. Để bảo tồn và phát triển bền vững loài này ở Tân Phú, ngoài công tác bảo tồn nguyên vị, thì cần tăng cường công tác bảo tồn chuyển vị bằng hình thức thu thập hạt để làm tăng kích thước quần thể, đặc biệt quần thể Miếu Cô Năm.

TTKHCNQG, CVv 262