Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,058,197

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

Hoàng Anh Lê; Đinh Mạnh Cường; Nguyễn Thị Kim Anh; Hoàng Anh Lê(1)

Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời bởi bụi (PM10, PM2.5, PM1) khi sử dụng các loại nhiên liệu đun nấu khác nhau

Particulate matter (PM10, PM2.5, PM1) indoor pollution by using different fuel materials

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

04

28-34

2615-9279

Ô nhiễm không khí; Nhiên liệu đun nấu; Bụi; PM10; PM2.5; PM1

Particulate matter; PM10; PM2.5; PM1; Air pollution; Fuel materials

Ở Việt Nam, các nguồn nhiên liệu như than tổ ong, gỗ củi, chất thải rắn nông nghiệp, khí hóa lỏng (LPG) đang là nguồn năng lượng chính được sử dụng để đun nấu hằng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu này cũng gây nên nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường trong nhà, tác động đến sức khỏe con người với mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, hàm lượng bụi PM10, PM2.5, PM1 được quan trắc bằng thiết bị GRIMM 107-G (Grimm Technologies, Inc., Douglasville, GA, USA) trong quá trình đun nấu sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau như than tổ ong, gỗ củi và LPG. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng bụi trong phòng bếp có xu hướng lớn hơn hàm lượng bụi ở không khí bên ngoài. Kết quả đo cũng cho thấy hàm lượng bụi PM10, PM2.5, PM1 khi đun nấu bằng củi có giá trị cao nhất, lần lượt là 305,7  105,3 μg/m3; 158,3  35,4 μg/m3; 135,9  31,0 μg/m3. Tỷ lệ bụi PM10 bên trong và bên ngoài (I/O) khi sử dụng bếp củi, bếp than và LPG có giá trị lần lượt là 2,67; 1,18; 0,92. Hàm lượng bụi cao trong các phòng bếp là không tốt cho những người nội trợ và có thời gian tiếp xúc dài với nguồn chất ô nhiễm nói trên.

Coal, wood, agricultural waste, and liquid petroleum gas (LPG) are among the major fuel materials used for cookstove in Vietnam. However, the use of these energy sources is controversial since they are also the sources of hiden indoor air pollution which could adversely impact human health. In the present study, particulate matter concentrations (PM10, PM2.5, PM1) are monitored by GRIMM 107-G (Grimm Technologies, Inc., Douglasville, GA, USA) throughout cooking time using different fuels such as coal, wood, and LPG. The results show that the indoor concentrations of particulate matters tend to be higher than those of ambient air. Among the distinguished fuels, wood produces the highest PM10, PM2.5, PM1 concentrations, up to 305.7  105.3 μg/m3; 158.3  35.4 μg/m3; 135.9  31 μg/m3 respectively. The PM10 indoor and outdoor ratios during cooking time using different fuels such as coal, wood, and LPG are 2.67; 1.18; 0.92 respectively. These high concentration of particulate matters in the kitchen is harmful for people, especially the wives in the household who have longer exposure time to those pollutants.

TTKHCNQG, CTv 175