Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,194,574

Vật liệu xây dựng

Huỳnh Trọng Phước, Nguyễn Trường Long, Lâm Trí Khang, Lê Thành Phiêu, Lê Văn Quang; Huỳnh Trọng Phước(1)

Nghiên cứu chế tạo gạch bê tông tự chèn cho công trình bảo vệ bờ sử dụng phế thải tro-xỉ lò đốt rác

Research on manufacturing self-inserting concrete bricks for shore protection works using ash-slag waste from incinerators

Vật liệu và Xây dựng

2021

3

24-29

1859-381X

Gạch bê tông tự chèn, Tro bay lò đốt rác, Xỉ đáy lò đốt rác, Cường độ chịu nén, Cường độ chịu uốn, Độ hút nước, độ mài mòn bề mặt.

Interlocking concrete brick, Incineration fly ash, Incineration bottom ash, Compressive strength, Bending strength, Water absorption, Surface abrasion.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng tái sử dụng nguồn phế thải tro bay và xỉ đáy lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương vào chế tạo gạch bê tông tự chèn. Trong nghiên cứu này, xỉ đáy được sử dụng để thay thế cát nghiền trong cấp phối gạch ở các tỷ lệ 0%, 20%, 40%, 60%, 80% và 100% (theo thể tích). Đồng thời, ảnh hưởng của các hàm lượng xỉ đáy khác nhau đến các tính chất kỹ thuật của gạch bê tông tự chèn như cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, độ hút nước và độ mài mòn bề mặt cũng được đánh giá theo chỉ dẫn của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Kết quả thí nghiệm khẳng định nguồn tro-xỉ sử dụng trong nghiên cứu này không phải là phế thải nguy hại. Việc sử dụng xỉ đáy thay thế cát nghiền làm giảm cường độ chịu nén và chịu uốn của gạch trong khi độ hút nước và độ mài mòn bề mặt của gạch tăng lên khi tăng tỉ lệ thay thế cát nghiền bằng xỉ đáy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mẫu gạch có độ hút nước cao thì cường độ chịu nén thấp và khả năng kháng mài mòn bề mặt cũng thấp tương ứng. Nhìn chung, các mẫu gạch bê tông tự chèn được chế tạo trong nghiên cứu này có các tính chất kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu của TCVN 6476:1999.

The present study was conducted to evaluate the possibility of recycling local waste incineration fly ash and bottom ash into the production of non-fired interlocking concrete bricks. In this study, bottom ash was used to replace crushed sand in brick mixtures at different levels of 0%, 20%, 40%, 60%, 80%, and 100% (by volume). Then, the effects of bottom ash content on the engineering properties of brick samples such as compressive strength, bending strength, water absorption, and surface abrasion were also evaluated following the guidelines of the Vietnamese standards. Experimental results confirm that both fly ash and bottom ash used in this study were not hazardous wastes. The use of bottom ash as a crushed sand replacement reduced the compressive and bending strength of the bricks while the water absorption and surface abrasion of the bricks increased with increasing the bottom ash content. This study also figured out that the bricks with higher water absorption had lower compressive strength and consequent poorer surface abrasion resistance. In general, the interlocking concrete brick samples produced in this study exhibited satisfactory engineering properties as stipulated by the TCVN 6476:1999 standard.

TTKHCNQG, CTv 171