Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,856,596

Sản khoa và phụ khoa

Nguyễn Bá Thiết; Nguyễn Viết Tiến; Vũ Văn Du; Nguyễn Viết Tiến(1)

Kết quả có thai của phương pháp nong vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng

Pregnancy results of the laparoscopy guide hysteroscopic tubal catheterization method with infertility patients

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2021

9

109-118

2354-080X

Nong vòi tử cung; Nội soi ổ bụng; Nội soi buồng tử cung; Tỷ lệ có thai

Hysteroscopic tubal catheterization; Proximal tubal obstruction; The pregnancy rate

Nong tắc đoạn gần vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng là một trong những phương pháp điều trị vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung nhằm mang đến cơ hội có thai tự nhiên cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 32 bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật nong vòi tử cung thành công, sau đấy theo dõi có thai tự nhiên trong 12 tháng sau phẫu thuật, cho kết quả: Tỷ lệ có thai cộng dồn tăng dần theo thời gian cho đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Tỷ lệ có thai khi kết thúc nghiên cứu là 41,79%. Dính phần phụ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thai sau nong vòi tử cung, cụ thể tỷ lệ có thai ở những bệnh nhân không dính phần phụ, dính nhẹ, dính vừa lần lượt là: 80%, 31,43% và 7,69%. Thời gian vô sinh và số vòi tử cung được nong thành công có liên quan đến tỷ lệ có thai (khi phân tích đơn biến), tuy nhiên sự liên quan này không chặt chẽ vì bị tác động bởi yếu tố dính phần phụ (khi phân tích đa biến).

Laparoscopy-guided hysteroscopic tubal catheterization is one of the treatments for infertility due to proximal tube obstruction in order to provide the patient with a natural chance of pregnancy. In our study, 32 patients had successfully cannulated, then followed up with a natural pregnancy for 12 months after surgery. The cumulative pregnancy rate gradually increased over time until the end of the study. The cumulative pregnancy rate at the end of the study was 41.79%. Adnexal adhesion is a factor affecting the possibility of pregnancy after cannulating, specifically, the pregnancy rate in patients with no adnexal adhesions, mild adhesions, and moderate adhesions were: 80%, 31.43% and 7.69%, respectively. The duration of infertility and the number of successfully cannulated fallopian were related to the pregnancy rate (univariate analysis), but this association was not strong because it was affected by adnexal adhesions (multivariate analysis).

TTKHCNQG, CVv 251