Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,860,856

Nuôi trồng thuỷ sản

Lê Lưu Phương Hạnh; Lê Văn Hậu; Ngô Huỳnh Phương Thảo; Bùi Nguyễn Chí Hiếu; Huỳnh Tấn Phát; Nguyễn Quốc Bình; Ngô Huỳnh Phương Thảo(1)

Sử dụng chủng Bacillus amyloliquefaciens AGWT 13-031 ở quy mô sản xuất cá tra giống

The use of Bacillus amyloliquefaciens agwt 13-031 in catfish fingerling production

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

2019

3

39-46

1859-2252

Bacillus amyloliquefaciens; Cá tra; Probiotic

Bacillus amyloliquefaciens; Tra catfish; Probiotic; Aquaculture

Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Hiện nay, việc ứng dụng vi sinh vật có lợi để kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, tăng đề kháng của cá và xử lý môi trường là một trong những biện pháp phòng bệnh đang được quan tâm. Nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả sử dụng của chủng Bacillus amyloliquefaciens AGWT 13-031 ở quy mô sản xuất cá tra giống khi xử lý trực tiếp vào môi trường nuôi. Chất lượng cá tra và nước ao được cải thiện. Sau 40 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức thử nghiệm là 28,8%, kích cỡ cá 160 con/kg. Trong khi ở ao đối chứng là 7,2%, kích cỡ cá 150 con/kg. Trọng lượng và kích thước trung bình của cá thử nghiệm lần lượt là 1,45±0,52g và 53,27±7,1mm, tăng 12,40% và 5,55% so với nhóm đối chứng (1,29±1,18g; 50,53±11,16mm). Môi trường nước ao phù hợp cho động vật phù du sinh trưởng và phát triển, đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tra sử dụng. Trong suốt quá trình ương, hộ nuôi hầu như không sử dụng thêm chế phẩm sinh học bên ngoài để cải thiện chất lượng nước.

Tra catfish is one of the main export products of Vietnam’s fisheries sector. Recently, the use of antagonistic probiotics to inhibit the growth of bacterial pathogens present in Tra catfi sh ponds is one of the disease preventive solutions of interest. This study reports the positive effects of Bacillus amyloliquefaciens AGWT 13- 031 in the survival rate of catfi shfi ngerlings and pond water quality when this probiotic isolate was applied directly into the pond. After 40-day rearing, catfish in probiotic-treated ponds had the survival rate of 28,8% and the size of 160 fish kg-1, while those of the control fish was 7,2% and 150 fish kg-1, respectively. In addition, the mean body weight and total body length of probiotic-treated fish (1.45 ± 0.52 g, 53.27 ± 7.1 mm) were increased 12.40% and 5.55% respectively when compared to the control fish (1.29 ± 1.18g, 50.53 ± 11.16 mm). Water in the probiotic-treated pond was green enough due to the controlled amount of algae, resulting in suitable environment for zooplankton (Moina, rotifer…), a natural food source for fish. During the catfishfi ngerling rearing process, no additional biological products were used together with this B. amyloliquefaciens AGWT 13-031 isolate to improve water quality.

TTKHCNQG, CVv 400