Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,932,970

Xã hội học nói chung

BB

Phương Trần Hạnh Minh , Sang Lê Thanh; Trần Hạnh Minh Phương(1)

TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA BA CỘNG ĐỒNG DI CƯ CHĂM, KHMER, KINH Ở NÔNG THÔN ĐÔNG NAM BỘ

ACCESS TO THE SOCIAL WELFARE SYSTEM: A COMPARATIVE RESEARCH BETWEEN THE COMMUNITIES OF CHAM, KHMER, AND KINH IN THE RURAL SOUTHEAST

Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một

2022

5(60)

15-27

Quá trình chuyển cư từ Tây Nam Bộ đến Đông Nam Bộ diễn ra liên tục trong ba thập kỷ qua. Mức độ tiếp cận hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của những người di cư ở nơi mới đến có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của họ, phản ánh việc thực thi chính sách của chính quyền địa phương đối với người nhập cư. Dựa vào nguồn dữ liệu khảo sát bằng bản hỏi hộ gia đình di cư, phỏng vấn sâu thông tín viên; vận dụng hai khái niệm “An sinh xã hội” và“Tiếp cận an sinh xã hội” bài viết so sánh mức độ tiếp cận hệ thống ASXH của ba cộng đồng di cư người Chăm, người Khmer và người Kinh từ Tây Nam Bộ đến nông thôn Đông Nam Bộ. Nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về mức độ tham gia và hưởng lợi hệ thống an sinh xã hội giữa ba cộng đồng khảo sát và điều này có liên quan đến trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, người uy tín kết nối cộng đồng với chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu hàm ý hệ thống an sinh xã hội rất có ý nghĩa đối với người di cư nhưng những nỗ lực của cá nhân, cộng đồng di cư còn quan trọng hơn để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

For more than three decades, there has been a continuous flow of people moving from the Mekong Delta to the Southeast. The extent to which migrants have accessed to the social Welfare system in their new destination is important to their lives, reflecting the implementation of local government policies towards migrants. Using survey data from household questionnaires and in-depth interviews with correspondents, applying the concepts of "Social Welfare" and "Accessing to Social Welfare." the paper compares the level of access to the social welfare system of three migrant communities - Cham, Khmer, and Kinh - from the Mekong Delta to rural Southeast. The findings indicate that there is a difference in the three survey communities' levels of social security system engagement and benefit in relation to their educational attainment, occupation, income, and spiritual leader. The research result implies that the social welfare system is very meaningful for migrants, but the efforts of individuals and the migrant community are even more important to stabilize their lives and grow the economy.