Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,967,969
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kinh doanh và quản lý

Ngô Văn Quang, Vũ Đình Khoa, Hà Thành Công, Nguyễn Mạnh Cường, Đỗ Hải Hưng

Trách nhiệm xã hội và sự gắn bó của nhân viên: Vai trò của sự tự hào và sự đồng nhất hóa tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

Corporate social responsibility and retention of employees: Role of perceived pride and organizational identification in SMEs in Hanoi

Khoa học và Công nghệ (Đại học Công nghiệp Hà Nội)

2021

6

157-163

1859-3585

Trách nhiệm xã hội (TNXH) là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các học giả và các nhà quản trị trong những năm gần đây. Nghiên cứu này tập trung làm rõ cơ chế tác động của TNXH tới sự gắn bó làm việc lâu dài của nhân viên trong doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng xem xét vai trò trung gian của biến sự tự hào của nhân viên khi làm việc trong doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH và sự đồng nhất hóa nhân viên với doanh nghiệp. Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi bằng phương pháp mẫu thuận tiện với đối tượng là nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả thu được 210 bảng câu hỏi hợp lệ và được xử lý bằng phần mềm SmartPLS. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy TNXH không có ảnh hưởng trực tiếp tới sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp mà thông qua vai trò trung gian của biến sự tự hào và sự đồng nhất hóa nhân viên với doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự tự hào không có ảnh hưởng trực tiếp tới sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.

Corporate social responsibility is among the issues that has received the attention of our whole society, scholars and managers in recent years. This research attempts to clarify the impact mechanism of corporate social responsibility on the retentionof employees working in the firms. The current research also examines the mediating effects of perceived pride and organizational identification of employees in the relationship between corporate social responsibility and employees’ retention. This research collected data through questionnaire survey using a convenient sampling method with the respondents are employees in small and medium enterprises in Hanoi City. We obtained 210 valid questionnaires and testing the hypothesisapplying SmartPLS software. The analyzed results show that social responsibility does not directly affect employees’retention behavior with the firms, but via the mediating effects of perceived pride and organizational identification of employees with the firms. In addition, perceived pride of employees has no direct effect on employees’ retention behaviors with the firms.

TTKHCNQG, CVt 70