Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,048,829
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nghiên cứu chung về ngôn ngữ

Nguyễn Tuấn Cường(1), Nguyễn Thị Tú Mai

Phiên dịch và tiếp nhận Kinh Thi ở Việt Nam thời trung đại

Khoa học xã hội Việt Nam

2018

10

86-96

1013-4328

Bài viết phác họa một cái nhìn về vấn đề phiên dịch và tiếp nhận Kinh Thi ở Việt Nam thời trung đại. Vào thời này, Kinh Thi được dịch sang chữ Nôm. Điều đó phù hợp với môi trường giáo dục song ngữ (tiếng Hán cổ, tiếng Việt) và song tự (chữ Hán, chữ Nôm) của nền giáo dục khoa cử truyền thống Việt Nam. Kinh Thi về căn bản đã được dịch sang chữ Nôm theo hướng tôn trọng nguyên bản. Nhưng cũng có xu hướng bản địa hóa trong việc dịch Kinh Thi để phù hợp với sự tiếp nhận của người Việt. Các bản dịch Nôm khá đa dạng về thể loại, trong đó các bản dịch văn xuôi thiên về tiếp nhận Kinh Thi theo truyền thống giáo dục khoa cử. Còn các bản dịch thơ đã chuyển hướng dần sang tiếp nhận Kinh Thi với tư cách là một tác phẩm văn học.

TTKHCNQG, CVt 63