Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,040,568
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các vấn đề khoa học giáo dục khác

Đo lường thái độ của học sinh đối với việc học toán ở trường phổ thông

Measuring students' attitudes toward learning mathematics in high school

Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2021

2

299-309

1859-3100

Thái độ – một khái niệm quan trọng thuộc phạm trù tâm lí đã được chú ý trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến giáo dục trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến thái độ của học sinh đối với việc học các môn khoa học vẫn đang còn khá mới mẻ, đặc biệt là đối với việc học Toán. Bài viết này luận bàn về khái niệm và các phương pháp đo lường thái độ của học sinh đối với môn Toán. Các phương pháp này được kết hợp trong nghiên cứu hiện tại để đo lường thái độ của 128 học sinh trung học phổ thông thuộc địa bàn thành phố Huế. Kết quả cho thấy nhiều học sinh bày tỏ thái độ không thích học Toán mặc dù vẫn nhận thức được Toán học là một môn học quan trọng. Học sinh phần lớn cảm thấy toán học trừu tượng và thiếu ứng dụng thực tế. Kết quả này cũng là cơ sở để nghiên cứu tích hợp mô hình hóa toán học vào lớp học được hướng đến.

Attitude –- an important concept in the psychological category – has been noticed in many research areas related to education around the world. Particularly in Vietnam, research related to students' attitudes towards studying science subjects is still quite new, especially for learning Mathematics. This article discusses the concept and methods of measuring students' attitudes toward learning Mathematics. These methods are combined in the current research to measure the attitudes of 128 high school students in Hue City. The results showed that many students expressed their dislike of Mathematics even though they were aware that Mathematics is an important subject. Most of the students felt that Mathematics is abstract and lacks practical applications. The results will be the basis for studying how to integrate mathematical modeling into the classroom.

TTKHCNQG, CTv 138