Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,521,212
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học xã hội

BB

Một số thách thức về nguồn nhân lực trong bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Human Resource Challenges in Preserving and Developing Traditional Crafts in Cao Bang Non Nuoc Geopark

Tạp chí Dân tộc học

2024

3

68

Để bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch, nguồn nhân lực tại địa phương giữ vai trò quan trọng hàng đầu và cũng là một trong những thách thức lớn tại các làng nghề, làng có nghề thủ công truyền thống ở vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, gồm: Nghề rèn ở xóm Pắc Rằng, nghề làm hương ở xóm Đoàn Kết, nghề làm giấy bản ở xóm Dìa Trên thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; nghề làm đường phên ở Tổ dân phố 3, thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa; nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi thuộc xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng; nghề làm miến dong ở xóm Phia Đén, thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Bài viết mang lại những thông tin cơ bản về nguồn nhân lực tại 6 làng có nghề thủ công này, đồng thời phản ánh những khó khăn, thách thức về nguồn nhân lực trong bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống, từ đó gợi ý một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các địa bàn nghiên cứu.

To preserve and develop traditional handicrafts associated with tourism, local human resources play a leading role and are one of the major challenges in craft villages. Traditional craft villages in Non Nuoc Cao Bang Geopark include: Pac Rang hamlet (blacksmithing), Doan Ket hamlet (incense making), and Dia Tren hamlet (Ban paper making) in Phuc Sen commune, Quang Hoa district; Residential Unit 3 (sugarcane making) in Hoa Thuan town, Quang Hoa district; Luong Noi village (brocade weaving) in Ngoc Dao commune, Ha Quang district; and Phia Den hamlet (vermicelli making) in Thanh Cong commune, Nguyen Binh district. This article provides an overview of the human resources in these six craft villages and reflects on the challenges of human resources in preserving and developing traditional crafts. Additionally, it proposes potential solutions to enhance the quality of human resources in these areas of study