Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,929,332

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Hà Xuân Bộ; Nguyễn Thị Vinh; Đỗ Đức Lực; Đỗ Đức Lực(1)

Ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), zuri (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (Leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa dê saanen

Effect of Pennisetum Purpureum, Bidens Pilosa, Brachiaria Ruziziensis and Leucaeana leucocephala in the Diets on Feed Intake, Milk Yield and Quality of Saanen Goats

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2018

05

433-438

2588-1299

Cỏ voi; Dên saanen; Keo dậu; Ruzi; Xuyến chi; Khẩu phần ăn; Sữa dê

Pennisetum purpureum; Bidens pilosa; Brachiaria ruziziensis; Leucaeana leucocephala; Goat’s milk

Nghiên cứu được tiến hành tại trại chăn nuôi dê của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), ruzi (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (Leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và thành phần hoá học của sữa dê Saanen. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình ô vuông la tinh 4 x 4 gồm có 4 con dê Saanen (chu kỳ tiết sữa thứ 4), 4 loại cây thức ăn và 4 giai đoạn. Kết quả cho thấy, lượng vật chất khô, protein thô, lipit và khoáng tổng số thu nhận có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại cây thức ăn. Năng suất sữa/tuần và năng suất sữa/ngày của dê Saanen đạt cao nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (16,13 và 2,31 lít) và thấp nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,28 và 1,04 lít). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa có xu hướng ngược lại, thấp nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (2,62 kg) và cao nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,42 kg). Vật chất khô, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ chất rắn không mỡ, protein, mật độ và điểm đông băng không có sự khác biệt giữa các loại cây thức ăn (P > 0,05). Việc sử dụng keo dậu trong khẩu phần làm tăng lượng chất dinh dưỡng thu nhận, đồng thời cải thiện được năng suất sữa và làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về thành phần hoá học của sữa dê Saanen.

The study was conducted to evaluate the effect of Pennisetum purpureum, Biden pilosa, Brachiaria ruziziensis and Leucaeana leucocephala in the diets on feed intake, milk yield and quality of Saanen goats. All animals were assigned in a 4×4 Latin square design to receive four dietary treatments with 4 roughages and 4 stages. The results showed that dry matter, crude protein, lipid and ash intake were significantly different among treatments (P < 0.05). Milk yield/week and milk yield/day in the dietary treatment with Leucaeana leucocephala were highest (16.13 and 2.31l, respectively) and lowest with Pennisetum purpureum (7.28 and 1.04l, respectively). However, feed comsumption for milk production was lowest in the diet with Leucaeana leucocephala (2.62 kg) and highest in the diet with Pennisetum purpureum (7.42 kg). Dry matter, fatness, nonfat solids, protein, density and freezing point were not significantly different among dietary treaments (P > 0.05). In conclusion, the use of the diet with Leucaeana leucocephala increases the nutrients intake, improves milk yield, reduces feed comsumption for milk production and does not affect the milk quality of Saanen goats.

TTKHCNQG, CTv 169