Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,056,705

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

Bùi Duy Linh; Hoàng Anh Lê; Nghiêm Xuân Trường; Nguyễn Việt Thanh; Nguyễn Thị Năng; Nguyễn Ngọc Hưng; Hoàng Anh Lê(1)

Đánh giá nồng độ và phân bố cấp hạt trong bụi mịn (PM2.5) khu vực thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Các khoa học Trái đất và Môi trường - ĐHQG Hà Nội

2022

3

93-100

2615-9279

Ô nhiễm không khí; Bụi mịn; Phân bố cấp hạt

Chất lượng không khí (CLKK) là chủ đề được quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay, trong đó đáng chú ý là nồng độ bụi mịn PM2.5. Thành phố Biên Hòa là nơi phân bố và tiếp giáp với nhiều khu công nghiệp lớn ở các tỉnh thành lân cận. Do vậy nguồn ô nhiễm bụi mịn PM2.5 có tác động lớn đến chất lượng không khí địa phương. Nghiên cứu này thực hiện quan trắc và đánh giá diễn biến nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các mẫu bụi được phân tích hình thái bề mặt bằng phương pháp phương pháp kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM) và phân tích phân bố kích thước hạt bằng phần mềm ImageJ. Kết quả thu thập được 10 mẫu bụi PM2.5 trong tháng 10 năm 2021. Giá trị trung bình ngày nồng độ PM2.5 dao động từ 15,2 μg/m3 - 50,4 μg/m3; giá trị trung bình: 28,2 μg/m3; trung vị: 24,1 μg/m3; độ lệch chuẩn: 12,2 μg/m3. Mức nồng độ bụi PM2.5 như vậy thấp hơn giá trị giới hạn trong QCVN 05:2013/BTNMT, nhưng lại cao hơn rất nhiều so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả chụp ảnh SEM và phân tích ảnh mẫu bụi PM2.5 cho thấy tỷ lệ phân bố cấp độ hạt từ 2,0 - 2,5 μm là rất ít, chủ yếu là phân cấp hạt bụi siêu mịn có đường kính động học ≤ 1,0 μm.

TTKHCNQG, CTv 175