Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,873,986
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học y, dược

BB

Hoàng Minh Đức(1), Cam Thị Thu Hà, Hoàng Minh Sơn, Trần Thị Khánh Hoà

Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt gà và thịt lợn bán tại chợ trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Study on antibiotic resistance of Salmonella isolated from chicken meat and pork sold at retail markets in Long Bien district area, Ha Noi City

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

2024

1

55

Salmonella là một trong những vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt lợn và thịt gà thu thập tại chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 86/180 (47,8%) mẫu thịt dương tính với vi khuẩn Salmonella. Các chủng Salmonella phân lập được có tỷ lệ kháng cao với tetracycline (93,02%), sulfamethoxazole/trimethoprim (88,37%), erythromycin (83,72%), chloramphenicol (81,40%). Trong khi đó, tỷ lệ kháng của Salmonella thấp với các kháng sinh: ceftazidime (8,14%), ciprofloxacin (15,12%), cefotaxime (18,60%), gentamycin (30,23) và enrofloxacin (33,72%). Đáng lưu ý, tất cả các chủng Salmonella phân lập đều kháng ít nhất một loại kháng sinh và có 96,51% chủng phân lập là các chủng đa kháng. 50% số chủng Salmonella phân lập được kháng từ 8 đến 11 kháng sinh, trong khi số chủng kháng từ 1 đến 3 kháng sinh chỉ chiếm tỷ lệ 8,14%.

Salmonella is one of the bacteria commonly causes food poisoning. The objective of this study was to determine the antibiotic situation of Salmonella isolated from chicken meat and pork collecting at Long Bien district, Ha Noi City. The studied results showed that 86/180 (47.8%) chicken meat and pork samples were positive with Salmonella. The contamination rate of chicken meat and pork samples with Salmonella was 54.4% and 41.1%, respectively. The isolated Salmonella was highly resistant to tetracycline (93.02%), sulfamethoxazole/trimethoprim (88.37%), erythromycin (83.72%), chloramphenicol (81.40%). In contrast, the resistance rate of isolates was low with ceftazidime (8.14%), ciprofloxacin (15.12%), cefotaxime (18.60%), gentamycin (30.23%), and enrofloxacin (33.72%). Notably, all isolates were resistant to at least one antibiotic, and 96.51% of the isolates were classified as multidrug-resistance. 50% of the isolates were resistant to 8 - 11 antibiotics; 8.14% of the isolates were resistant to 1-3 antibiotics.