Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,850,928

Khoa học chính trị

Trần Thị Minh Thi; Trần Thị Minh Thi(1)

Tham gia chính trị xã hội của người cao tuổi hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng: Nghiên cửu trường hợp tại tỉnh Ninh Bình

Socio-political Positivity of the Elderly and Impact Factors: A Case Study of Ninh Binh province

Nghiên cứu Gia đình & Giới

2020

03

3 - 22

1859 - 1361

Người cao tuổi; Chính trị xã hội; Các yếu tố ảnh hưởng

Elderly; Socio-Political Participation; Positivity; Impact Factor

Phân tích vai trò chính trị của người cao tuổi trên các khía cạnh như mức độ đại diện tham gia và các vị thế thể hiện trong các hoạt động chính trị, xã hội tại địa phương. Nghiên cứu này cho thấy người cao tuổi là nòng cốt quan trọng trong các hoạt động chính trị, xã hội ở cộng đồng. Mức độ tham gia vào tổ chức chính trị xã hội của người cao tuổi thể hiện rõ ở các nhóm có đặc điểm nhân khẩu xã hội tích cực như sức khỏe tốt hơn, tuổi trẻ hơn, mức sống cao; hay nguồn lực kinh tế xã hội tốt hơn như mức sống cao hơn, sống ở đô thị. Những người cao tuổi tham gia vào Hội người cao tuổi, một tổ chức đặc thù mang ý nghĩa quan trọng đối với họ, thường mang những đặc điểm nguồn lực thấp hơn như sức khỏe kém, tuổi cao, đơn thân, sống một mình, nghèo, ở khu vực nông thôn, v.v. Mức độ tham gia các tổ chức chính trị của phụ nữ cao tuổi cũng thấp hơn so với nam. Nguồn thu nhập ổn định, có con cái hỗ trợ cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc tham gia của người cao tuổi.

Based on the data of the ministry-level project of "The role of the elderly in the aging Vietnamese society" conducted by the Institute for Family and Gender Studies in 2019-2020, the article analyses the political role of the elderly in various aspects such as their representation prevalence in the local political and social organizations. As shown in the article, senior citizens play as an important core in socio-political activities in the community. Their participation in socio-political organizations is even more evident in the group of positive socio- demographic characteristics such as better health, younger age, and high living standards; or of better socio-economic resources such as living in urban areas. Those who join the Association of the Elderly, a specific organization that is important to them, often possess lower resource characteristics such as poor health, old age, single, living alone, poverty, living in rural areas, etc. The level of participation in political organizations among elderly women is also lower than that of men. Stable income and supportive children are also significant factors affecting the socio-political participation of the elderly.

TTKHCNQG, CVv 237