Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,475,950
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Gây mê

BB

Nguyễn Trường Anh, Lưu Quang Thuỳ, Đinh Thị Kim Dung, Đào Thị Kim Dung, Lê Nguyên Vũ, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Thiện, Tạ Thị Ánh Ngọc

Chăm sóc giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ sau phẫu thuật lấy thận để ghép ở người hiến sống tại Bệnh viện Việt Đức

Postoperative pain- relieving care of incisional anesthesia for kidney gathering surgery from living donors at Viet Duc University Hospital

Y học cộng đồng

2023

11

228-234

2354-0613

Mô tả kết quả chăm sóc giảm đau của phương pháp tê thấm vết mổ bằng anaropin 0.2% kết hợp với phương pháp giảm đau người bệnh tự kiểm soát (PCA- Patient Controlled Analgesia) sau phẫu thuật lấy thận để ghép ở người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 86 người bệnh phẫu thuật hiến thận tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 2/2023 đến tháng 8/2023, người bệnh được ngẫu nhiên đưa vào 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm 1 (43 người bệnh có chỉ định giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ kết hợp với PCA morphin), nhóm 2 (43 người bệnh có chỉ định giảm đau sau mổ bằng phương pháp PCA morphin đơn thuần). Người bệnh được theo dõi, thu thập số liệu và đánh giá về thang điểm đau VAS (Visual Analog Scale - thang điểm nhìn), dấu hiệu sinh tồn, tác dụng không mong muốn, sự hài lòng của người bệnh trong 24 giờ sau phẫu thuật. Kết quả: Điểm đau VAS trung bình của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.Tần số mạch, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu ở nhóm 1 ổn định hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, với p < 0.001. Lượng morphin trung bình đã được sử dụng của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại các thời điểm nghiên cứu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Sự hài lòng của NB ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2, sự khác biệt ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê, với p < 0.001. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ anaropin kết hợp với PCA morphin có hiệu quả giảm đau tốt hơn, các chỉ số dấu hiệu sinh tồn ổn định hơn, sự hài lòng của người bệnh cao hơn so với nhóm sử dụng PCA morphin đơn thuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

 

Describe the results of postoperative analgesia care of incisional anesthesia with Anaropin 0.2% in combination with patient-controlled analgesia (PCA) after organ donor nephrectomy at Viet Duc University Hospital in 2023. Patients and methods: 86 kidney living donors at Viet Duc hospital from February 2023 to August 2023, to 2 groups randomly. Group 1 (43 patients with indications for surgical anesthesia combined with PCA morphine), group 2 (43 patients with indications for PCA morphine alone). Patients were monitored, collected data and assessed on VAS pain score, vital signs, unwanted effects, satisfaction within 24 hours after surgery. Results: The average VAS pain score of group 1 was lower than that of group 2 at the time of the study, the difference was statistically significant with p < 0.001. Pulse frequency, maximum blood pressure, and minimum blood pressure in the group. 1 was more stable than group 2 at the time of the study, with p < 0.001. The average amount of Morphine used of group 1 was lower than that of group 2 at the time of the study, the difference was statistically significant with p < 0.001. The satisfaction of patients in group 1 was higher than in group 2. The difference in the two groups was statistically significant, with p < 0.001. Conclusions: The study showed that postoperative analgesia by anaropine infiltration anesthesia combined with PCA morphine had better analgesic effect, more stable vital signs, and patient satisfaction. higher than the group using PCA morphine alone, the difference was statistically significant with p < 0.05.

 

TTKHCNQG, CVv 417