Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,887,622
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tiêu hoá và gan mật học

Phạm Minh Khánh(1), Phạm Thị Thu Trang, Lưu Vũ Dũng, Đỗ Ngọc Hải, Đào Văn Tùng, Nguyễn Hùng Cường, Ngô Anh Thế, Đặng Thị Hồng

So sánh chỉ số Fib-4 với kết quả FibroScan trong chẩn đoán xơ hóa gan tại Bệnh viện Việt Tiệp năm 2021

Comparison of Fib-4 index versus fibroscan test in diagnosis of cirrhosis at Viet Tiep hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2022

Đặc biệt

162-169

1859-1868

Mô tả đặc điểm của chỉ số Fib-4 của bệnh nhân được chẩn đoán xơ hóa gan tại bệnh viện Việt Tiệp (6/2021). Khảo sát giá trị chỉ số Fib-4 và kết quả FibroScan trong đánh giá tình trạng xơ hóa gan tại điểm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan đến khám và điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp, có chỉ định làm FibroScan; tiểu cầu, AST, ALT; nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả: 170 bệnh nhân xơ gan, tuổi trung bình 48,59 ± 14,40, 64,1% (109) là nam giới với. Chỉ số Fib-4 tăng dần theo tình trạng xơ hóa gan từ 1,14 ± 0,53 ở F0-F1 đến 5,11 ± 3,14 ở F4 và có mối tương quan với các mức độ xơ hóa gan (r=0,605; p<0,001). So với kết quả FibroScan: dưới điểm cắt 1,45: Fib-4 có độ nhạy 81% và giá trị dự đoán âm tính 91,8%. Trên điểm cắt 3,25: Fib-4 có độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán dương tính 100% và giá trị dự đoán âm tính 88,3%. 93,45% các trường hợp nằm ngoài khoảng 1,45 – 3,25 được Fib-4 phân loại tình trạng xơ hóa gan một cách chính xác (69,49%). Kết luận: Fib-4 có tương quan với tình trạng xơ hóa gan; có giá trị lớn trong phân biệt xơ hóa nhẹ và xơ hóa nặng. Phần lớn bệnh nhân có Fib-4 ngoài khoảng 1,45 – 3,25 có thể không phải thực hiện xét nghiệm FibroScan.

Characterization of Fib-4 index of patients diagnosed with cirhosis at Viettiep hospital. (6/2022). 2. Investigate the value of fib-4 and Fibroscan test in the assessment of cirhosis Subjects and Methods: patients were diagnosed cirhosis who came to Viettiep hospital with FibroScan test, platelet count, AST, and ALT (6/2021). Results: there are 170 patients diagnosed with cirhosis, average age of 48,59 ± 14,40, 64.1% were male. FIB-4 index increased with the severity of liver fibrosis from 1,14 ± 0,53 at F0-F1 to 5,11 ± 3,14 at F4 and had correlation with fibrosis stages (r=0.605; p<0.001). Compared to FibroScan, FIB-4 can distinguish slight and severe liver fibrosis: under cut-off value of 1.45: 81% sensivity and negative predictive value of 91.8%; over cut-off value 3.25: 100% speciality, positive predictive value of 100% and negative predictive value of 88.3%. Moreover, 93.45% patients with FIB-4 index outside the rage 1.45 – 3.25 had their liver fibrosis condition properly categorized (69.49% of entire sample size). Conclusion: FIB-4 index was correlated to liver fibrosis stages and showed great value in distinguishing slight and severe liver fibrosis. Most patients with FIB-4 index out of the 1,45 – 3,25 range can be considered to not use FibroScan.

TTKHCNQG, CVv 46