Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,078,633
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Sản khoa và phụ khoa

Thái Thị Huyền, Bùi Văn Hiếu, Nguyễn Thị Thuý

Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ ở sản phụ quá ngày sinh bằng prostaglandin E2 tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2019

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

Đặc biệt 2

380-384

1859-1868

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 sản phụ thai quá ngày sinh được chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin E2 tại BVPSHP từ 01/01/2019 – 31/12/2019. Thời gian trung bình thành công mức độ 1 là 9,4 ± 5,5 giờ, mức độ 2 là 13,2 ± 6,2 giờ. Tỷ lệ sinh đường âm đạo là 84,6%, thời gian trung bình sinh con theo đường âm đạo là 14,7 ± 8,0 giờ. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại phải mổ lấy thai là 15,4%. Nguyên nhân dẫn đến mổ lấy thai là do thai suy (42,8%), đầu không lọt (14,3%) và cổ tử cung không tiến triển (35,7%). Tỷ lệ sản phụ gặp phải biến chứng sau KPCD là 2,2%, trong đó chảy máu sau đẻ chiếm tỉ lệ 1,1% và đờ tử cung chiếm tỉ lệ 1,1%. Chỉ số Bishop thấp làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên, Bishop< 5 điểm sẽ làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên 35,7%. Nước ối xanh làm tăng tỷ lệ KPCD thất bại lên gấp 4,7 lần so với nước ối trong (p < 0,05). Các yếu tố: tuổi thai nhi, lượng nước ối không làm ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện cơn co. Tỷ lệ sinh đường âm đạo là 84,6%. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thất bại phải mổ lấy thai là 15,4%. Bishop < 5 điểm sẽ làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên 35,7%. Nước ối xanh làm tăng tỷ lệ KPCD thất bại lên gấp 4,7 lần so với nước ối trong (p < 0,05).

TTKHCNQG, CVv 46