Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,875,885
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ngoại khoa (Phẫu thuật)

BB

Phan Văn Dũng, Nguyễn Thị Kim Nhi

Đánh giá vị trí đầu ống thông mũi dạ dày đặt theo phương pháp ước tính qua bề mặt cơ thể “mũi - dái tai - mũi ức” trong phẫu thuật dạ dày

Assessment of the position of the nasogastric tube’ tip based on the body surface landmark estimation “nose - earlobe - xyphoid process” in gastric surgeries

Y học cộng đồng

2023

11

169-175

2354-0613

Đặt ống thông mũi dạ dày là một thủ thuật thường dùng ở các cơ sở y tế. Chỉ định này nhằm mục đích hút hơi và dịch dạ dày cho những người bệnh bị tắc ruột, sau phẫu thuật đường tiêu hóa và những người cần được nuôi ăn qua thông. Ước tính chiều dài ống thông đưa vào để đầu ống và các lỗ bên nằm gọn trong lòng dạ dày là vấn đề còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ống thông dạ dày qua việc xác định vị trí đầu ống thông khi được đặt theo cách truyền thống ước tính chiều dài ống thông dựa trên các mốc bề mặt cơ thể “mũi - dái tai –mũi ức”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những người bệnh được lên lịch phẫu thuật dạ dày tại Khoa Gây mê - Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023. Phương pháp nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian thực hiện. Ước tính chiều dài ống thông để đặt vào dạ dày tại phòng mổ dựa trên các mốc bề mặt cơ thể “mũi - dái tai - mũi ức”. Kết quả: Chúng tôi thu thập được 55 trường hợp thỏa các tiêu chí chọn mẫu để đưa vào phân tích. Sử dụng ống thông dạ dày CONFORSOFT dài 125cm với đoạn đầu 10cm có 4 lỗ bên. Kết quả ghi nhận được chia thành ba nhóm (i) thành công hoàn toàn 5 (9.1%) trường hợp với đầu ống thông cách chỗ nối thực quản - dạ dày ≥ 10cm; (ii) thành công không hoàn toàn 27 (49.1%) với đầu ống thông cách chỗ nối thực quản - dạ dày từ 2cm - 9cm; (iii) thất bại 23 (41.8%) khi không hoặc chỉ ghi nhận được đầu ống thông cách chỗ nối thực quản - dạ dày < 2cm. Kết luận: Nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy chỉ 9.1% trường hợp thành công với đầu ống thông mũi dạ dày đạt được vị trí tối ưu theo cách ước tính truyền thống chiều dài ống thông đưa vào dựa trên các mốc bề mặt cơ thể “mũi - dái tai - mũi ức”. Do đó cần phải cộng thêm một đoạn tương ứng với chiều dài đoạn đầu có các lỗ bên để đảm bảo đầu ống và tất cả các lỗ bên đều nằm gọn trong lòng dạ dày nhằm phát huy tối đa vai trò của ống thông mũi dạ dày.

 

Nasogastric tube insertion is a common procedure in medical facilities. This indications for the purpose of aspirating gas and gastric content for patients with intestinal obstruction, postoperative gastrointestinal surgery and others need to be tube feeding. Estimating the length of the tube inserted so that the tip of the tube and all the side holes existing completely in the gastric lumen is a matter of disagreement. Objectives: Evaluation of the effectiveness of the nasogastric tube by determining the position of the tip when placed in the traditional way by estimating the length of the tube based on the body surface landmarks “nose - earlobe - xyphoid process”. Methods: All patients were scheduled to undergo gastric surgery at the Department of Anesthesia, University Medical Center, Ho Chi Minh City from January 2023 to May 2023. Observational research method is a cross-sectional descriptive study with a convenient sample size during the implementation period. Estimating the length of the nasogastric tube to insert into the stomach in the operating room is based on the body surface landmarks “nose - earlobe - xyphoid process”. Results: We collected 55 cases that met the sampling criteria for analysis. Using a CONFORSOFT nasogastric tube 125cm long with a 10cm tip part having 4 side holes. The recorded results were divided into three groups (i) completely successful 5 (9.1%) cases with the tip of the tube ≥ 10cm from the gastroesophageal junction; (ii) incomplete success 27 (49.1%) with the tip of the tube 2cm to 9cm from the gastroesophageal junction; (iii) failure 23 (41.8%) when no or only the tip of the tube < 2cm from the gastroesophageal junction. Conclusion: Our present study showed that only 9.1% of successful cases with nasogastric tube tips achieved the optimal position by traditional estimating the length of the tube based on body surface landmarks “nose - earlobe - xyphoid process". Therefore, it is necessary to add a section corresponding to the length with side holes of the distal segment to ensure that the tip of the tube and all the side holes are exactly in the gastric lumen to maximize the role of the nasogastric tube.

 

 

TTKHCNQG, CVv 417