Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,058,093

Các khoa học môi trường

Trần Thiện Cường; Hoàng Anh Lê; Vũ Đình Tuấn; Phạm Hùng Sơn; Phương Tâm Thảo Ly; Hoàng Anh Lê(1)

Đánh giá tiềm năng sản xuất điện sinh khối từ nguồn rơm rạ vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam

Môi trường

2021

ĐB

85-88

2615-9597

Nhiên liệu sinh khối; Năng lượng tái tạo; Rơm, rạ

Sinh khối là một dạng nhiên liệu dùng để sản xuất năng lượng tái tạo (điện, năng lượng sinh học), đang được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được biết đến là một trong những vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam, sản lượng lúa hàng năm cao và đồng hành là lượng rơm, rạ lớn. Lượng rơm, rạ dư thừa bị thải bỏ sau thu hoạch cũng ngày một nhiều hơn do nhu cầu sử dụng chúng theo phương pháp truyền thống đã bị suy giảm mạnh. Nghiên cứu nhằm đánh giá nguồn rơm, rạ thải bỏ ngoài đồng ruộng ở ĐBSH trong giai đoạn 2015-2019 bằng nguồn dữ liệu thống kê quốc gia. Rơm, rạ được coi là nguồn nhiên liệu sinh khối để sản xuất điện. Kết quả cho thấy, với khoảng 7,23 triệu tấn rơm, rạ trên toàn vùng ĐBSH có thể sản xuất được khoảng 438 MWe điện. Như vậy, rơm, rạ có tiềm năng lớn trong việc tận dụng để sản xuất điện, đặc biệt ở các khu vực có hoạt động canh tác lúa và lượng rơm, rạ thải bỏ lớn như ĐBSH.

TTKHCNQG, CVv 359