



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Da liễu, Hoa liễu
BB
Souliyanh Sisane, Mai Bá Hoàng Anh, Phạm Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hà Vinh, Nguyễn Hữu Sáu(1)
Kết quả điều trị sẩn sau ghẻ bằng clobetasone butyrate 0,05%
The treatment outcomes of post-scabetic nodules with clobetasone butyrate 0.05%
Da liễu học Việt Nam
2024
43
35-43
1859-4824
Đánh giá kết quả điều trị sẩn sau ghẻ bằng clobetasone butyrate 0,05% ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 100 bệnh nhân chẩn đoán là sẩn sau ghẻ ở độ tuổi từ 2 - 15 tuổi tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được chia thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân được điều trị bằng clobetason butyrate 0,05%, và desloratadine. Nhóm đối chứng gồm 50 bệnh nhân không được điều trị bằng clobetason butyrate 0,05%, chỉ điều trị bằng desloratadine. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, tiền sử, đánh giá mức độ bệnh trước và sau 2 tuần điều trị. Kết quả: Tại thời điểm trước điều trị, số lượng sẩn ở 2 nhóm gần như tương đương nhau, p > 0,05; sau điều trị số lượng sẩn ở nhóm nghiên cứu giảm còn 5,4 ± 5,2 thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng 9,3 ± 8,5; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Ở nhóm nghiên cứu, số lượng sẩn cục trước điều trị 4,8 ± 2,0 sau điều trị giảm còn 1,6 ± 1,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Ở nhóm đối chứng, số lượng sẩn cục giảm sau can thiệp từ 4,7 ± 2,1 giảm còn 3,7 ± 1,8, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Sau điều trị, mức độ đáp ứng giảm đỏ ở nhóm nghiên cứu ở mức độ tốt/khá là 84,0% cao hơn hẳn so với nhóm chứng 4,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Mức độ ngứa sau điều trị giảm thành không ngứa chiếm 30,0%; ngứa nhẹ chiếm 56,0%; tỷ lệ này ở nhóm chứng là 16,0%, 42,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Tác dụng phụ của clobetasone butyrate 0,05% gồm khô da chiếm 2,0%, và ban đỏ chiếm 2,0%. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy clobetasone butyrate 0,05% có hiệu quả trong điều trị sẩn sau ghẻ ở trẻ em.
To assess the treatment outcomes of post-scabies nodules using clobetasone butyrate 0.05% in children at the National Hospital of Dermatology and Venereology, Vietnam. Materials and methods: A randomized controlled clinical trial was conducted on 100 diagnosed post-scabies patients aged 2 - 15 years at the National Hospital of Dermatology and Venereology, Vietnam, divided into two groups. The study group comprised 50 patients treated with clobetasone butyrate 0.05% and desloratadine. The control group consisted of 50 patients treated only with desloratadine. Patients were clinically examined, their medical history was recorded, and the severity of the condition was assessed before and after 2 weeks of treatment. Results: At the baseline, the number of eruptions in both groups was nearly equal, p > 0.05; after treatment, the number of eruptions in the study group decreased to 5.4 ± 5.2, significantly lower than the control group’s 9.3 ± 8.5; the difference was statistically significant with p < 0.01. In the study group, the number of initial eruptions decreased from 4.8 ± 2.0 before treatment to 1.6 ± 1.1 after treatment, with a statistically significant difference of p < 0.01. In the control group, the number of initial eruptions decreased from 4.7 ± 2.1 to 3.7 ± 1.8 after intervention, but the difference was not statistically significant with p > 0.05. After treatment, the rate of erythema reduction in the study group at good/moderate levels was 84.0%, significantly higher than the control group’s 4.0%, with a statistically significant difference of p < 0.01. The reduction in itching after treatment was categorized as no itching in 30.0%; mild itching in 56.0%; whereas in the control group, it was 16.0% and 42.0% respectively; the difference was statistically significant with p < 0.05. The adverse effects of clobetasone butyrate 0.05% included dry skin (2.0%) and erythema (2.0%). Conclusions: The treatment of post-scabietic nodules with Clobetasone butyrate 0.05% in children resulted in a favorable response.
TTKHCNQG, CVt 33