Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,213,280

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Nguyễn Đình Tường; Phạm Kim Đăng; Trần Hiệp; Trần Thị Bích Ngọc; Trần Hiệp(1)

Xác định tỷ lệ lysine tiêu hóa/năng lượng trao đổi thích hợp trong khẩu phần ăn cho lợn nái ngoại mang thai trong điều kiện chuồng hở và chuồng kín

Determination of the suitable ratio of digestible lysine to metabolisable energy in the diet of pregnant sows under the opened and closed housing conditions

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2021

01

33-41

2588-1299

Khẩu phần ăn; Lysine; Lợn nái; Năng lượng trao đổi

Diets; Digestible lysine; Metabolisable energy; Pregnant sows

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ lysine tiêu hóa/năng lượng trao đổi (Lys tiêu hóa/ME) trong khẩu phần ăn của lợn nái ngoại mang thai đến năng suất sinh sản, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, hao hụt khối lượng cơ thể và thời gian động dục trở lại. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm, một trong điều kiện chuồng kín ở trại lợn Ba Vì và một trong điều kiện chuồng hở ở trại lợn Phổ Yên. Ở mỗi thí nghiệm, 30 nái lai giữa Landrace và Yorkshire giai đoạn mang thai ở lứa đẻ thứ 2-4 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 30 chuồng cá thể với 3 nghiệm thức, tương ứng với 3 mức Lys tiêu hóa/ME khác nhau trong khẩu phần (1,56; 1,76 và 1,95 g/Mcal), mỗi nghiệm thức gồm 10 con nuôi trong 10 ô, 1 con/ô và mỗi ô được coi là một lần lặp lại. Kết quả cho thấy tăng tỷ lệ Lys tiêu hóa/ME trong khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai được nuôi trong chuồng kín và chuồng hở đã tăng khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa (tính theo ổ và theo từng con), đồng thời giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa và giảm hao hụt khối lượng của lợn mẹ. Tỷ lệ Lys tiêu hóa/ME thích hợp trong khẩu phần ăn của lợn nái lai giữa Landrace và Yorkshire giai đoạn mang thai là từ 1,76 đến 1,95 g/Mcal.

This study was conducted to determine the effects of the ratio of digestible lysine/metabolisable energy (ME) in the diets of pregnant sows on reproductive performance, feed conversion ratio, loss of body weight, and post-weaning time to returned estrus. This study included 2 experiments, one in a closed housing condition in Ba Vi pig farm and one in an opened housing condition in Pho Yen pig farm. In each experiment, 30 pregnant sows (Landrace and Yorkshire crossbred) f-rom 2 to 4 parities were arranged according to a completely randomized design into 30 individual pens with 3 treatments (with the digestible lysine/ME ratios of 1,56; 1,76 và 1,95 g/Mcal), each treatment consisted of 10 animals in 10 pens, 1 sow/pen and each pen was considered a replicate. The results showed that in both opened and closed housing conditions, an increase in the ratio of digestible lysine/ME in pregnant sow diets increased neonatal and weaning piglet weight (per litter and per head), and reduced feed consumption per kg of weaned piglets and weight loss of lactation sows. The appropriate digestible lysine/ME ratio in the diet of pregnant sows was f-rom 1.76 to 1.95 g/Mcal.

TTKHCNQG, CTv 169