Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,268,002
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

06

Khoa học môi trường - các khía cạnh xã hội;

Khổng Tiến Dũng(1), Nguyễn Anh Đức, Tổng Yên Đan, Bùi Lê Thúy Hạnh

Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng không khí tại thành phố Cần Thơ

Estimation of willingness-to-pay for air pollution reduction: A case study in Can Tho

Tạp chí Kinh tế & Phát triển

2023

308

61-71

1859-0012

Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức và mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng không khí của người dân thành phố Cần Thơ. Điểm thú vị của kết quả nghiên cứu là mức độ nhận thức của người dân ở cả nội và ngoại ô tương đối cao và tỷ trọng sẵn lòng trả không có sự chênh lệch nhiều (68% và 58%). Tuy nhiên, mức sẵn lòng trả ở ngoại ô chỉ bằng một nửa so với nội ô (33.000 đồng/tháng và 72.000 đồng/tháng). Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả ở ngoại ô gồm số thành viên trong gia đình và sự tác động của người xung quanh. Ở nội ô, các biến này gồm thu nhập, chất lượng không khí cảm nhận (chi tiêu AQI), trình độ học vấn, có tham gia thể dục ngoài trời và mức sẵn lòng trả của người khác. Nghiên cứu đề xuất các chính sách nên tập trung vào việc giam phương tiện cá nhân, nâng cao chất lượng phương tiện công cộng và nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm không khí.
 
 

The research identifies the perception and willingness to pay for improving the air quality of people in Can Tho city. The interesting point of the study is that the awareness level of people in both inner and outer suburbs is relatively high, and the proportion willing to pay does not differ much (68% and 58%). However, the willingness to pay in the suburbs is only half that of the inner city (33,000 VND/month and 72,000 VND/month). The determinants of the willingness to pay in the suburbs include the number of family members and the influence of people around. In the inner city, these determinants include income, perceived air quality (AQI indicator), education level, participation in outdoor exercise, and the other s willingness to pay. The study suggests that policies should focus on reducing private vehicles, improving the quality of public transport and people's awareness of the harmful effects of air pollution.
 

TTKHCNQG, CTv 60