Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Niệu học và thận học

BB

Nguyễn Văn Ân; Đoàn Vương Kiệt; Phạm Huy Vũ; Lê Trương Tuấn Đạt

Khảo sát kết quả niệu động lực học bệnh nhân bệnh Parkinson và teo nhiều hệ thống (MSA) có rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Urodynamic study in patients with Parkinson's disease and multiple system atrophy exhibiting lower urinary tract dysfunction at Ho Chi Minh City University Medical Center

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

CD1

231-237

1859-1868

Bệnh Parkinson; Bệnh teo nhiều hệ thống; Niệu động lực học đa kênh; Rối loạn chức năng đường tiết niệu

Parkinson's disease; Multiple system atrophy; Multi-channel urodynamics; Lower urinary tract dysfunction; Treatment; Ho Chi Minh city

Khảo sát kết quả niệu động lực học ở bệnh nhân bệnh Parkinson và bệnh nhân teo nhiều hệ thống (MSA) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng, với 31 bệnh nhân bệnh Parkinson và 6 bệnh nhân bệnh teo nhiều hệ thống có triệu chứng đường tiết niệu dưới, đánh giá bằng bảng câu hỏi IPSS và kết quả niệu động lực học đa kênh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2022 đến 12/2022. Kết quả: Kết quả có 18 bệnh nhân nam, tuổi trung bình 61,9 ± 11,9 tuổi; có 19 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình 60,8 ± 15,1 tuổi. Kết quả khảo sát niệu động lực học đa kênh ở bệnh nhân bệnh Parkinson: tăng hoạt cơ chóp bàng quang (DO): 23 (71,2%), giảm hoạt cơ chóp bàng quang (DUA): 13 (41,9%), bế tắc đường ra bàng quang (BOO): 4 (12,4%), bất đồng vận bàng quang – cơ thắt (DSD): 5 (16,1%). Bệnh MSA: tăng hoạt cơ chóp bàng quang (DO): 4 (66,7%), giảm hoạt cơ chóp bàng quang (DUA): 5 (83,3%), bế tắc đường ra bàng quang (BOO): 1 (16,7%), bất đồng vận bàng quang – cơ thắt (DSD): 3 (50,0%). Bệnh nhân tăng hoạt cơ chóp bàng quang có triệu chứng thuộc nhóm chứa đựng nặng hơn. Bệnh nhân giảm hoạt cơ chóp bàng quang có thể tích nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu nhiều hơn. Kết luận: Bệnh nhân bệnh Parkinson thường có rối loạn chức năng chứa đựng của bàng quang và bệnh MSA có phối hợp chức năng chứa đựng và tống xuất. Một số kết quả khảo sát niệu động lực học có liên quan đến độ nặng của các triệu chứng đường tiết niệu dưới.

To investigate the urodynamic outcomes in patients with Parkinson's disease and multiple system atrophy (MSA). Patients and Methods: This is a clinical case series study, comprising 31 patients with Parkinson's disease and 6 patients with multiple system atrophy, all of whom exhibited lower urinary tract symptoms. These patients were assessed using the International Prostate Symptom Score (IPSS) questionnaires, as well as were performed multi-channel urodynamic study at Ho Chi Minh City University Medical Center from January 2022 to December 2022. Results: Of the total patients, 18 were male with an average age of 61.9 ± 11.9 years, and 19 were female with an average age of 60.8 ± 15.1 years. The results of multi-channel urodynamic tests in patients with Parkinson's disease showed the following: detrusor overactivity (DO) in 23 patients (71.2%), detrusor underactivity (DUA) in 13 patients (41.9%), bladder outlet obstruction (BOO) in 4 patients (12.4%), and bladder sphincter dyssynergia (DSD) in 5 patients (16.1%). In patients with MSA, the results were as follows: DO in 4 patients (66.7%), DUA in 5 patients (83.3%), BOO in 1 patient (16.7%), and DSD in 3 patients (50.0%). Patients with DO exhibit more severe storage symptoms, while patients with DUA had a larger post-void residual volume. Conclusion: Patients with Parkinson's disease often experience bladder storage dysfunction, while MSA is characterized by a combination of storage and voiding dysfunction. Some urodynamic test results correlate with the severity of lower urinary tract symptoms.

TTKHCNQG, CVv 46